OPEC+ muốn giữ nguyên mức cắt giảm sâu sau tháng 6

15:00 | 13/05/2020

|
(PetroTimes) - Bốn nguồn OPEC + cho biết hôm thứ ba 12/5, OPEC và các đồng minh muốn giữ nguyên mức cắt giảm dầu hiện tại sau tháng 6.    
opec muon giu nguyen muc cat giam sau sau thang 6Arab Saudi tiếp tục cắt giảm mạnh sản lượng
opec muon giu nguyen muc cat giam sau sau thang 6Thỏa thuận OPEC+ hết hạn, sản lượng khai thác của Iraq vẫn không đổi
opec muon giu nguyen muc cat giam sau sau thang 6Iraq không tuân thủ cắt giảm sản lượng dầu
opec muon giu nguyen muc cat giam sau sau thang 6

Tháng 4, OPEC và các đồng minh dẫn đầu là Nga, đã đồng ý cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6, mức cắt giảm kỷ lục. Các nhà sản xuất sẽ cắt giảm sản lượng ít hơn sau tháng 6, tuy nhiên việc cắt giảm nguồn cung sẽ duy trì đến tháng 4/2022.

Một nguồn tin của OPEC + nói với Reuters: " Bộ trưởng các nước muốn giữ mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại là khoảng 10 triệu thùng/ngày, sau tháng 6. Họ không muốn giảm quy mô cắt giảm. Hiện OPEC+ đang thảo luận về kịch bản này."

OPEC + sẽ tiếp tục họp vào đầu tháng 6 để quyết định mức hạn ngạch cắt giảm. Theo thỏa thuận, OPEC+ sẽ thu hẹp mức cắt giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 12/2020.

Một nguồn tin khác của OPEC + cho biết: "Tất cả chúng tôi đều mong muốn thị trường dầu mỏ trở lại như trước. Điều quan trọng bây giờ là nhu cầu phải tăng trở lại. Tuy nhiên nhu cầu sẽ không tăng nếu như các nước vẫn thực hiện lệnh phong tỏa."

Ả Rập Saudi cho biết hôm thứ Hai 11/5, họ sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu từ tháng 6 thêm 1 triệu thùng/ngày, vì họ muốn “rút cạn” nhanh lượng dầu dư trên toàn cầu để thị trường dầu có thể cân bằng lại.

Các nhà sản xuất vùng Vịnh như UAE và Kuwait đã “nối gót” Ả Rập Saudi cam kết cắt giảm thêm sản lượng tháng 6, tổng cộng sản lượng cắt giảm thêm của 2 nước là 180.000 thùng/ngày.

Giá dầu tăng vào thứ Ba 12/5, nhờ thông báo cắt giảm bất ngờ của các nhà sản xuất vùng Vịnh.

Việc cắt giảm nguồn cung cùng với lệnh phong tỏa tại nhiều quốc gia được dỡ bỏ đã giúp nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng từ đó đẩy giá dầu tăng cao hơn.

Tuy nhiên gần đây tình hình coronavirus bùng phát lại tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức khiến người ta không khỏi lo ngại về tương lai của ngành Dầu mỏ.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Yến Phạm