OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ

13:30 | 06/11/2019

|
(PetroTimes) - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 5/11 đã hạ mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ từ nay đến năm 2040, với lý do suy thoái kinh tế và các chính sách hạn chế khí thải ở các nước phát triển.
opec ha du bao tang truong nhu cau dau mo

Nhu cầu dầu thế giới và các hydrocarbon lỏng khác dự kiến ​​sẽ tăng gần 12 triệu thùng mỗi ngày (Mb/ngày) trong dài hạn, từ 98,7 Mb/ngày trong năm 2018 lên 110,6 Mb/ngày vào năm 2040, OPEC cho biết trong báo cáo thường niên về dầu mỏ.

Mức dự báo trên đã được điều chỉnh xuống hơn 1Mb/ngày so với báo cáo được công bố năm ngoái. "Nguyên nhân chính dẫn đến sửa đổi này liên quan đến tình hình kinh tế yếu hơn so với kỳ vọng của năm 2018", OPEC nói. "Thêm vào đó là triển vọng tăng hiệu quả năng lượng và chuyển đổi nhiên liệu ở một số quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang có những chính sách mạnh mẽ chống khí thải nhà kính", OPEC cho biết khi đề cập đến những nỗ lực để hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Sự phát triển của nhu cầu dầu cũng rất khác nhau ở các khu vực khác nhau. Ở các nước phát triển OECD, nhu cầu sẽ đạt mức trần trong những năm tới trước khi bắt đầu giảm do việc triển khai "đáng kể" các phương tiện chạy bằng nhiên liệu thay thế cho dầu, như điện hoặc hydro. Nhu cầu của các nước đang phát triển khác sẽ bù đắp cho sự suy giảm này. Tăng trưởng dân số và kinh tế của ở các nước này và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu sẽ góp phần làm tăng cơn khát dầu.

OPEC dự kiến nguồn cung cấp dầu ​​sẽ tăng 11,8 Mb/ngày vào năm 2040, lên 110,8 Mb/ngày, với sự gia tăng công suất của ngành cũng như sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong trung hạn.

24 quốc gia OPEC và 10 đồng minh của họ trong nhóm OPEC +, bao gồm Nga, đã cam kết từ năm 2016 hạn chế sản xuất để hỗ trợ giá dầu. Nhờ những nỗ lực này, "sự ổn định thị trường" đã được "duy trì trong những năm gần đây", Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo nói trong báo cáo. "Đây là tất cả những gì nổi bật và đáng hoan nghênh trước những rủi ro và sự không chắc chắn đáng kể của nền kinh tế toàn cầu", ông Barkindo lưu ý, khi kể ra các cuộc chiến thương mại, nguy cơ nợ công và sự chậm phát triển của một số nền kinh tế lớn.

opec ha du bao tang truong nhu cau dau moCác ông lớn dầu khí Trung Quốc lao đao
opec ha du bao tang truong nhu cau dau moBrazil muốn gia nhập OPEC, liệu Arab Saudi có đồng ý?
opec ha du bao tang truong nhu cau dau moSinopec khánh thành đường ống dẫn khí chính tại nhà máy lọc dầu Trạm Giang

Nh.Thạch

AFP