Nigeria và Maroc tìm kiếm tài trợ cho dự án đường ống dẫn khí đốt siêu lớn
![]() |
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, trữ lượng khí đốt của châu Phi ngày càng thu hút nhiều sự chú ý, với việc Liên minh châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
Bốn năm trước, Vua Mohammed VI của Maroc và Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã đồng ý về một dự án lớn vận chuyển khí đốt dọc theo bờ biển Đại Tây Dương, dài hơn 3.000 km. Một thỏa thuận giữa hai nước đã được ký kết lần đầu tiên vào năm 2016.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Timipre Sylva cho biết đường ống này sẽ là một phần mở rộng của đường ống dẫn khí đốt đã đưa khí đốt từ miền nam Nigeria đến Benin, Ghana và Togo kể từ năm 2010. "Chúng tôi muốn tiếp tục đường ống tương tự này tới Maroc dọc theo bờ biển. Ngày nay, dự án vẫn đang được nghiên cứu", ông Sylva cho biết.
"Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn tài chính và nhiều người đang tỏ ra quan tâm", Bộ trưởng nói tiếp. Ông nói: “Người Nga đã đến văn phòng của tôi vào tuần trước, họ rất muốn đầu tư vào dự án này”.
Hiện tại, ông Sylva cho biết vẫn chưa tìm được thỏa thuận về nguồn vốn. "Có rất nhiều sự quan tâm của quốc tế nhưng chúng tôi vẫn chưa xác định được nhà đầu tư mà chúng tôi muốn làm việc".
Việc đưa khí đốt của Nigeria tới Bắc Phi từ lâu đã thúc đẩy nhiều mối quan tâm, với việc Algeria dẫn đầu các cuộc thảo luận đáng chú ý vào năm 2002 cho một dự án đường ống tương tự xuyên khu vực Sahel.
Nigeria, một thành viên của OPEC, có trữ lượng khí đốt khổng lồ, đứng thứ nhất ở châu Phi và thứ bảy trên thế giới.
Nh.Thạch
AFP
-
Rosneft đẩy mạnh đầu tư dầu khí giữa lúc thế giới thắt chặt chi tiêu
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Phán quyết của Chevron có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho các vụ kiện ngành công nghiệp dầu khí
-
Quay lại chiến lược tập trung vào dầu khí truyền thống, BP cảnh báo nợ tăng cao
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump