Nhìn lại các mốc quan trọng trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và phương Tây

14:23 | 24/06/2022

|
(PetroTimes) - Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, khí đốt đã được sử dụng làm vũ khí kinh tế nhiều lần giữa Nga và châu Âu.
Nhìn lại các mốc quan trọng trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và phương Tây

Nord Stream 2 ngừng hoạt động

Vào ngày 22 tháng 2 năm 2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố đình chỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối Nga với Đức để trả đũa việc Moscow công nhận các lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine.

Là tâm điểm của các cuộc chiến địa chính trị và kinh tế kể từ khi được hình thành, dự án này không những gây bất hòa giữa Hoa Kỳ và Đức - nước nhập khẩu hơn một nửa lượng khí đốt từ Nga - mà còn cả giữa những nước châu Âu với nhau, cũng như giữa Nga và Ukraine, nước này lo lắng về mất thu nhập có được từ việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ của mình.

Giá khí tăng vọt

Ngày 24 tháng 2, Nga tấn công Ukraine. Đối mặt với nguy cơ nguồn cung có thể bị gián đoạn, giá khí đốt tự nhiên và dầu tăng vọt trên thị trường.

Vào ngày 2 tháng 3, Liên minh châu Âu (EU) "ngắt kết nối" của bảy ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế (Swift), nhưng miễn cho bỏ hai cơ sở tài chính lớn của Nga có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực hydrocacbon, do sự phụ thuộc nhiều của một số quốc gia châu Âu vào khí đốt của Nga, bao gồm Đức, Ý, Áo và Hungary.

Moscow cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu.

Hoa Kỳ cấm vận khí đốt

Vào ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cấm nhập khẩu hydrocacbon của Nga.

Gần như đồng thời, Vương quốc Anh tuyên bố chấm dứt nhập khẩu năng lượng của Nga vào cuối năm 2022, trong khi EU đặt mục tiêu giảm 2/3 lượng mua của Nga trong năm nay.

Các biện pháp trừng phạt đáp trả của Nga

Vào ngày 23 tháng 3, Tổng thống Vladimir Putin quyết định cấm các nước châu Âu thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đô la hoặc euro, để đối phó với việc đóng băng khoảng 300 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ mà Nga có ở nước ngoài.

Cuối tháng 3, Tổng thống Nga tuyên bố rằng người mua khí đốt của Nga từ các nước "không thân thiện" - đặc biệt là các nước châu Âu - sẽ phải mở tài khoản bằng đồng rúp tại các ngân hàng Nga để thanh toán hóa đơn, nếu không sẽ bị cúp nguồn cung cấp.

Biện pháp này bị Ủy ban châu Âu bác bỏ, coi đây là hành vi vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Moscow.

Mỹ và EU đang đàm phán các giải pháp thay thế. Washington cam kết cung cấp cho châu Âu thêm 15 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong năm nay.

Nga cúp khí đốt

Vào ngày 27 tháng 4, Tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga đã đình chỉ tất cả các chuyến hàng đến Bulgaria và Ba Lan, tuyên bố rằng các chuyến hàng này chưa được thanh toán bằng đồng rúp.

Vào ngày 21 tháng 5, Nga cắt khí đốt với nước láng giềng Phần Lan, nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp và điều này khiến Phần Lan tức giận bằng cách đề nghị gia nhập NATO.

Sau đó đến lượt Hà Lan và Đan Mạch bị Nga cúp khí đốt sau khi họ từ chối các điều khoản thanh toán của Gazprom.

Vào ngày 30 tháng 5, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia EU đã đạt thỏa thuận giúp họ có thể giảm nhập khẩu dầu của Nga khoảng 90% vào cuối năm nay, nhưng hoãn việc thông qua lệnh cấm vận đối với khí đốt.

Áp lực đối với châu Âu

Vào giữa tháng 6, tập đoàn Gazprom của Nga đã giảm mạnh công suất giao hàng hàng ngày tới Đức thông qua đường ống dẫn khí Nord Stream 1, gây ra sự bùng nổ về giá cả.

Quyết định này có tác động nặng nề đến một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, Ý, Áo và Pháp, những quốc gia không còn nhận khí đốt của Nga. Thụy Điển đang chuyển sang mức "báo động sớm" về nguồn cung khí đốt.

Vào ngày 23 tháng 6, Đức kích hoạt "chế độ cảnh báo" đối với nguồn cung cấp khí đốt của mình, khiến nước này tiến gần hơn đến các biện pháp phân bổ.

Ủy ban châu Âu và tập đoàn Gazprom sẽ đạt được thỏa hiệp?Ủy ban châu Âu và tập đoàn Gazprom sẽ đạt được thỏa hiệp?
Cuộc chiến khí đốt Síp - Thổ Nhĩ KỳCuộc chiến khí đốt Síp - Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc chiến khí đốt Địa Trung Hải hiện giờ ra sao?Cuộc chiến khí đốt Địa Trung Hải hiện giờ ra sao?

Nh.Thạch

AFP