Nhật Bản bắt đầu xả nước thải hạt nhân Fukushima lần thứ 6 ra biển bất chấp sự phản đối
![]() |
![]() |
![]() |
Các bể chứa nước bị ô nhiễm tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), ở Okuma, tỉnh Fukushima. Ảnh AFP |
Bất chấp sự phản đối dữ dội trong và ngoài nước, Công ty Điện lực Tokyo, đơn vị vận hành nhà máy, đã bắt đầu xả nước thải phóng xạ vào buổi sáng 17/5, đợt thứ hai trong năm tài chính 2024.
Giống như các đợt trước, khoảng 7.800 tấn nước thải sẽ được xả cho đến ngày 4/6.
Ngày 7-5, hãng thông tấn Kyodo cho biết, Nhật Bản đã hoàn tất đợt xả thứ 5, đợt xả đầu tiên của năm tài chính 2024 (tính từ tháng 4-2024).
Khoảng 31.200 tấn nước thải đã được Nhật Bản xả ra biển trong bốn đợt của năm tài chính 2023 vừa qua. Trong tài khóa 2024, Nhật Bản dự kiến xả 6 đợt, tổng cộng khoảng 54.600 tấn nước thải.
Tới nay, dù TEPCO đã phát hiện tritium trong các mẫu nước thu thập gần cửa xả ra biển, nhưng mức độ này thấp hơn nhiều so với giới hạn đối với nước uống của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 10.000 becquerels.
Nước thải phóng xạ được xử lý bằng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (hay ALPS) để loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm ngoại trừ tritium tương đối không độc hại.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý vào ngày 24/8/2023, hàng nghìn tấn nước thải đã được xả ra biển bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Nga và ngư dân địa phương do lo ngại về các vấn đề an toàn, sức khỏe và làm ảnh hưởng danh tiếng của hải sản địa phương.
Trung Quốc đã duy trì lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm thủy hải sản từ Nhật Bản để đáp lại việc xả thải của Tokyo.
Yến Anh
Xinhua
- Trữ lượng hydro trắng toàn cầu khơi dậy một cuộc đua khai thác mới
- Trung Quốc xây dựng dự án điện hạt nhân chưa từng có
- Aramco ra mắt nhà máy thử nghiệm thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí
- Nhờ AI, Úc phát hiện 6 mỏ chiến lược chứa kim loại hiếm
- Đột phá trong công nghệ lưu trữ: Nhật Bản phát triển pin sạc uranium đầu tiên