Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ ra sao?
![]() |
Một cảng nhập khẩu dầu ở Trung Quốc. Ảnh AFP |
Theo các công ty tư vấn JLC và Longzhong, 41 doanh nghiệp, chủ yếu là các nhà máy lọc dầu độc lập, đã nhận được hạn ngạch mới này, một số trong đó đã được phân bổ hạn ngạch cho cả năm. Tháng 1/2023, Trung Quốc đã công bố hạn ngạch nhập khẩu dầu thô là 111,82 triệu tấn.
Công ty Hóa dầu Chiết Giang - nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc - đã nhận được hạn ngạch 40 triệu tấn, tương đương với tổng công suất chế biến hàng năm của công ty, trong khi nhà máy lọc dầu tư nhân Shenghong Petrochemical được phân bổ 16 triệu tấn, tương đương với hạn ngạch cả năm.
Khoảng giữa tháng 12/2023, Trung Quốc cũng đã bổ sung đợt cấp hạn ngạch nhập khẩu dầu thô mới là 3,68 triệu tấn đối với một nhóm các nhà máy độc lập. Theo một số nguồn tin, hạn ngạch này sẽ được tính vào năm 2024 thay vì cuối năm 2023.
Nhà máy hóa dầu Yulong có trụ sở tại Sơn Đông, nhà máy lọc dầu mới xây dựng, nhưng không được hưởng lợi từ đợt cấp hạng ngạch mới.
Tháng 11 năm ngoái, nhà máy lọc dầu này đã được cấp hạn ngạch dầu thô đầu tiên là 300.000 tấn.
Bắc Kinh quản lý việc nhập khẩu dầu thô của các nhà máy lọc dầu độc lập theo một hệ thống hạn ngạch nghiêm ngặt và thường ban hành nhiều đợt hạn ngạch trong cả năm.
Hoạt động nhập khẩu dầu thô của các nhà máy lọc dầu lớn thuộc sở hữu nhà nước như Sinopec, PetroChina và CNOOC không bị áp dụng cách quản lý hạn ngạch này.
Năm 2023, Trung Quốc đã ban hành tổng cộng 203,64 triệu tấn hạn ngạch nhập khẩu dầu thô, bao gồm một đợt được cấp hồi tháng 10/2022 trước thềm 2023, cao hơn 14% so với năm 2022.
![]() |
![]() |
![]() |
Ý Thiên
AFP
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Nga - Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại quốc gia giàu năng lượng Turkmenistan?
- Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
- Thấy gì từ báo cáo "Thị trường dầu mỏ hằng tháng” của OPEC?
- Xung đột Israel - Iran: Hồi chuông cảnh tỉnh châu Á về sự phụ thuộc dầu mỏ từ Trung Đông