Năm 2023, doanh thu từ dầu mỏ của Nga còn được như trước?
![]() |
Hình minh họa |
Một thông cáo báo chí từ các nước liên minh gồm G7, Liên minh châu Âu và Úc cho biết: “Doanh thu của Nga từ việc xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ - nguồn thu nhập chính của Nga - từ tháng 1 đến tháng 11/2023 thấp hơn 32% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Chỉ riêng trong 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu đã giảm 50%, Washington cho biết hồi tháng 6.
Các nước liên minh hôm thứ Tư cũng tuyên bố thắt chặt các quy định xung quanh mức trần đối với giá dầu Nga, được đưa ra nhằm giảm khả năng viện trợ của Nga cho cuộc chiến ở Ukraine.
Cơ chế giới hạn giá yêu cầu Nga bán dầu của mình ở mức tối đa 60 USD/thùng cho các thành viên liên minh - Úc, Canada, Liên minh châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ.
Do đó, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm bị cấm hỗ trợ vận chuyển dầu mỏ của Nga bằng đường biển, trừ khi nó được bán với giá thấp hơn giá trần.
Trong một thông cáo báo chí khác, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế mới vào thứ Tư.
“Các nước liên minh nhắm mục tiêu vào SUN Ship Management thuộc chính phủ Nga, cũng như một số nhà kinh doanh dầu mỏ, những người đã thường xuyên tham gia vận chuyển sản phẩm hàng hải có nguồn gốc từ Nga sau khi lệnh áp đặt mức giá trần được đưa ra", Bộ Tài chính Mỹ nêu chi tiết trong thông cáo báo chí.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nhận xét: "Các biện pháp trừng phạt này thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc tôn trọng các nguyên tắc của chính sách trần giá, nhằm mục đích giúp thị trường năng lượng ổn định, đồng thời làm giảm khả năng viện trợ của Nga cho cuộc chiến tại Ukraine".
Ông cảnh báo: “Những người tham gia vận chuyển dầu của Nga đều phải tuân thủ các nguyên tắc của Liên minh, nếu không muốngánh chịu hậu quả nặng nề”.
Tài sản tại Mỹ của công ty và các cá nhân bị nhắm tới bởi các lệnh trừng phạt này đều bị phong tỏa và mọi hoạt động thương mại với Mỹ đều bị cấm.
![]() |
![]() |
![]() |
Anh Thư
TASS