Na Uy vẫn đặt cược vào vàng đen bất chấp mọi cảnh báo
![]() |
Trong Sách trắng về tương lai năng lượng của một quốc gia phụ thuộc dầu mỏ, chính phủ Na Uy cho biết rằng họ muốn "mở rộng thông lệ hiện tại với các giấy phép để cho ngành công nghiệp tiếp cận với các khu vực thăm dò mới”.
Quan điểm này đi ngược lại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan gần đây đã thúc giục thế giới từ bỏ các dự án thăm dò mới để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C theo Thỏa thuận Paris.
"Chúng tôi sẽ cung cấp năng lượng cho thế giới miễn là có nhu cầu", Bộ trưởng Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy Tina Bru cho biết tại một cuộc họp báo.
Bà Tina Bru giải thích: “Chính phủ sẽ duy trì chính sách dầu mỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất dầu và khí đốt có lãi trong khuôn khổ chính sách khí hậu của Na Uy và các mục tiêu khí hậu của chúng tôi”.
Na Uy đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính từ 50 - 55% vào năm 2030, sau đó đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050.
Tuy nhiên, vương quốc này thường xuyên bị chỉ trích vì lượng khí CO2 thải ra nước ngoài thông qua dầu mà họ xuất khẩu.
Nếu yêu cầu "chuyển đổi xanh" thường xuyên được đề cập, Na Uy vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hydrocacbon cho tài chính công, cán cân thương mại (42% hàng hóa xuất khẩu của nước này), việc làm (hơn 200.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp) hoặc khu vực lập kế hoạch.
Chính nhờ vàng đen mà đất nước chưa đầy 5,4 triệu dân này có quỹ tài sản quốc gia lớn nhất hành tinh, trị giá khoảng 1.125 tỷ euro.
Tuần này, Oslo một lần nữa đưa ra lời kêu gọi các công ty trong ngành công nghiệp dầu mỏ quan tâm đến các khám phá mới trên biển.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Hoạt động M&A thượng nguồn tại Mỹ sau 100 ngày ông Trump trở lại Nhà Trắng
- Ba dự án mới đang góp phần tái định hình BP
- OPEC kêu gọi IEA cân bằng hai mục tiêu an ninh năng lượng và giảm phát thải
- 100 ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Trump: Mỹ hiện đang khai thác bao nhiêu dầu mỗi ngày?
- Sắp có thay đổi lớn về năng lượng tại Ả Rập Xê Út