Mỹ không thể hay không muốn ép các doanh nghiệp khai thác dầu của mình giảm sản lượng?

11:00 | 09/04/2020

|
(PetroTimes) - Đối mặt với giá dầu lao dốc, Tổng thống Donald Trump kêu gọi Nga và Ả Rập Saudi giảm mạnh sản xuất, trong khi chính Wahsington khó thực hiện đòi hỏi này với các doanh nghiệp của mình.
my khong the hay khong muon ep cac doanh nghiep khai thac dau cua minh giam san luong
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump thứ Năm tuần trước đã gây bất ngờ khi giải thích qua Twitter: "hy vọng và kỳ vọng rằng Ryad và Moscow sẽ giảm bớt việc khai thác của họ khoảng 10 triệu thùng, và có lẽ nhiều hơn thế".

Trong khi bản thân ông Trump không thể đòi hỏi điều tương tự với các nhà sản xuất ở đất nước của mình vì các quy tắc cạnh tranh cấm các công ty phối hợp với nhau.

"Tôi nghĩ việc cắt giảm là tự động nếu bạn tin vào qui luật thị trường", Tổng thống Mỹ nói trong cuộc họp báo hôm thứ Hai tuần này.

Hoa Kỳ khai thác khoảng 13 triệu thùng mỗi ngày (bpd). Nhiều hơn so với Nga hoặc Ả Rập Saudi, hai quốc gia có sản lượng vào tháng 2/2020 lần lượt là 10,7 mbd và 9,8 mbd, theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Hãy nghĩ ra một giải pháp!

OPEC và các đồng minh, bao gồm Nga, dự kiến sẽ sớm gặp nhau qua cầu truyền hình để thảo luận về khả năng giảm sản lượng dầu của họ.

Mỹ đã được yêu cầu tham gia cùng giảm nhưng Washington không đưa ra câu trả lời dứt khoát, hãng thông tấn TASS của Nga cho biết. Moscow đã đề nghị tất cả các nước nên làm việc cùng nhau. Washington cũng phải xem xét giảm sản lượng.

"Chính quyền Mỹ sẽ phải nghĩ ra một giải pháp giúp giảm sản lượng, cho dù là cách gì đi chăng nữa", Andrew Lebow, chuyên gia thị trường dầu mỏ của Commodity Research Group nhận xét.

Theo ông, chính quyền Mỹ có thể giảm sản lượng mà không vi phạm luật cạnh tranh của mình, chẳng hạn như ra lệnh sơ tán các giàn khoan dầu ở Vịnh Mexico vì coronavirus.

Ủy ban điều tiết ngành công nghiệp dầu khí ở Texas, một khu vực dầu khí quan trọng, cũng có quyền giảm mức sản xuất trong tiểu bang và một trong các quan chức của tiểu bang này, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, cho biết sẵn sàng can thiệp nếu có thỏa thuận quốc tế được ký kết.

Nhưng "Ủy ban điều tiết ngành công nghiệp dầu khí ở Texas hy vọng các nhà sản xuất sẽ tự điều chỉnh do điều kiện thị trường mà không cần có sự can thiệp từ chính quyền liên bang hoặc tiểu bang", chuyên gia Andy Lipow thuộc Lipow Oil Associates có trụ sở tại Houston nói.

Giá dầu WTI đã thực sự giảm khoảng 60% kể từ đầu năm đến nay, giảm xuống còn 20 đô la vào tuần trước.

Do các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, lĩnh vực vận tải và sản xuất công nghiệp trên khắp thế giới đều đóng băng và nhu cầu năng lượng đã sụp đổ.

Ryad và Moscow đã đẩy mạnh việc giảm giá bằng cách tham gia vào cuộc chiến giá cả.

Ở mức giá hiện tại, việc tiếp tục bơm dầu không mang lại lợi nhuận cho nhiều công ty Mỹ.

Một số tập đoàn dầu khí lớn đã điều chỉnh mạnh mẽ chi tiêu của họ, chẳng hạn như ExxonMobil công bố giảm 30% ngân sách đầu tư vào ngày 7/4.

Toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí tại Hoa Kỳ "đang giảm việc khoan dầu với tốc độ kỷ lục", Rystad Energy cho biết. Theo tính toán, số lượng giếng khoan ngang, thường liên quan đến việc khai thác dầu và khí đá phiến, đã giảm 19% tính đến giữa tháng 3/2020 và có thể giảm tới 65% trong thời gian tới.

Các chuyên gia thị trường cũng dự đoán một làn sóng phá sản của các công ty Mỹ trong lĩnh vực này. Tập đoàn dầu khí Whiting, chuyên về dầu đá phiến ở Bắc Dakota và Colorado (phía tây), đã nộp đơn xin phá sản vào tuần trước.

Cơ quan thông tinh năng lượng Hoa Kỳ ngày 7/4 đã hạ mức dự báo sản lượng của Mỹ trong năm 2020, từ 13 mbd xuống còn 11,8 mbd.

"Trước mắt thì chưa. Chúng ta sẽ phải đợi đến tháng Năm và thậm chí là tháng Sáu, thì mới thấy được sản lượng khai thác dầu ở Mỹ giảm đáng kể", chuyên gia Andrew Lebow nói.

my khong the hay khong muon ep cac doanh nghiep khai thac dau cua minh giam san luongMỹ đe dọa rút quân khỏi Ả Rập Saudi nếu nước này không giảm sản lượng
my khong the hay khong muon ep cac doanh nghiep khai thac dau cua minh giam san luongNa Uy và Brazil đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận dầu lớn nhất lịch sử
my khong the hay khong muon ep cac doanh nghiep khai thac dau cua minh giam san luongMỹ cân nhắc giảm sản lượng dầu sau cuộc họp của OPEC+
my khong the hay khong muon ep cac doanh nghiep khai thac dau cua minh giam san luongOPEC+: Nếu Mỹ không tham gia, đừng mong sẽ có thỏa thuận cắt giảm sản lượng

Nh.Thạch

AFP