Liệu hydro có tạo ra bước ngoặt cho đường ống gây tranh cãi nhất thế giới Nord Stream 2
Mỹ, Đức bước vào cuộc thương lượng khó khăn về North Stream 2 |
Nhà máy sản xuất hydro “xanh” lớn nhất Vương quốc Anh |
Trong khi tương lai của dự án gây tranh cãi vẫn còn gây ra các cuộc tranh luận và không chắc chắn, Nga đã quyết định thích ứng với nhu cầu của châu Âu về các nguồn năng lượng sạch hơn, và đặc biệt là đối với hydro, vốn được Ủy ban châu Âu đặt lên hàng đầu trong chương trình Green Deal.
Nga và Đức hiện đang thảo luận hợp tác sản xuất hydro xanh trên quy mô lớn. Việc sản xuất hydro xanh cho Nord Stream 2 lần đầu tiên được đề cập vào năm 2018, với dự kiến khả năng vận chuyển tới 80% hydro của đường ống.
Một trong những lập luận được sử dụng để chống lại NordStream 2 là việc khí tự nhiên không còn phù hợp với mục tiêu khử carbon của châu Âu. Ở đây, lập luận phản bác của Nga là NordStream 2 cũng có tiềm năng hydro và có thể hoàn thành các mục tiêu khử carbon đó.
Việc Nga lựa chọn đầu tư hydro có thể được hiểu là một chiến thuật để làm cho dự án trở nên hấp dẫn hơn và thay đổi lập trường của các nước phương Tây về các lệnh trừng phạt Nord Stream 2. Tuy nhiên, tính khả thi đến đâu.
Thứ nhất, hydro này sẽ có màu xanh lam (được tạo ra từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch) hay màu xanh lá cây (trung tính carbon)?
Câu hỏi khó trả lời vì EU không còn áp dụng cách tiếp cận "mù màu" đối với hydro nữa. Nga có lợi thế so sánh tốt hơn dọc theo chuỗi giá trị hydro màu xanh lam hơn là màu xanh lá cây, và chi phí vẫn còn rất cao. Chuyển sang nền kinh tế 100% hydro xanh có nghĩa là sử dụng hydro xanh lam làm nhiên liệu chuyển tiếp cho đến ít nhất là năm 2045. Hợp tác được giữa Nga và Đức có vẻ chưa thể hiện được những yếu tố này khi quyết định sản xuất hydro xanh.
Tuy vậy, Đức vẫn đặt hy vọng về tiềm năng năng lượng tái tạo của Nga đối với hydro xanh. Nga cũng có tiềm năng đất đai khổng lồ làm cơ sở để xây dựng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, và nguồn nước khổng lồ cho thủy điện. Nhưng nhìn vào cơ cấu năng lượng hiện tại của Nga, nước này vẫn phụ thuộc hơn 60% vào than và khí đốt tự nhiên và còn lâu mới mới có thể chuyển hoàn toàn sang sản xuất năng lượng tái tạo.
Câu hỏi chính thứ hai: hydro này sẽ được vận chuyển như thế nào?
Lựa chọn đầu tiên, và là lựa chọn ít thực tế nhất, sẽ là vận chuyển chỉ hydro qua đường ống. Một giải pháp khác bao gồm trộn hydro với khí tự nhiên, nhưng phương pháp này có một số nhược điểm. Các quy định về tỷ lệ pha trộn được phép thay đổi theo từng quốc gia thành viên EU và có thể dao động từ 1% ở Hà Lan đến 8% ở Đức trong những điều kiện nhất định. Gần đây, một số nước thành viên châu Âu đã kêu gọi hài hòa các tiêu chuẩn pha trộn này, nhưng mục tiêu này còn lâu mới đạt được.
Sự tương thích giữa vật liệu đường ống và quá trình vận chuyển hydro cũng không rõ ràng. Người ta đang nghiên cứu thêm polypropylene vào đường ống để tránh ăn mòn. Giải quyết vấn đề rò rỉ hydro cũng trở thành một điều cần thiết.
Mặc dù bây giờ người ta mới nói đến Nga trong lĩnh vực sản xuất Hydro nhưng các công ty Nga bắt đầu tăng cường đầu tư vào hydro sạch theo Lộ trình Hydrogen 2024. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga bắt đầu phát triển công nghệ nhiệt phân, công nghệ này chuyển đổi khí tự nhiên thành hydro sau khi đốt nóng. Công nghệ này tiêu tốn ít năng lượng hơn so với quá trình điện phân và ít gây ô nhiễm hơn so với phương pháp cải tạo mêtan. Vấn đề là nó vẫn chưa được sản xuất thương mại trên quy mô lớn.
Sản xuất hydro của Nga sẽ được chia thành hai cụm: cụm Tây Bắc sẽ vận chuyển hydro tới châu Âu, trong khi cụm phía Đông sẽ lấy Thái Bình Dương-Châu Á là điểm đến xuất khẩu cuối cùng. Song song đó, Rosatom được giao nhiệm vụ thử nghiệm một đoàn tàu chạy bằng nhiên liệu hydro ở vùng công nghiệp Sakhalin. Công ty hạt nhân cũng đang xem xét việc sản xuất hydro từ năng lượng hạt nhân - một lựa chọn đang trở nên phổ biến hiện nay. Chương trình này đã nhận được tiền từ chính phủ Nga cho nghiên cứu này.
Tuy nhiên, không thể nói là Nga sẽ là nhà cung cấp cạnh tranh nhất ở châu Âu. Moscow vẫn chưa có đủ năng lực sản xuất hydro để có thể cạnh tranh về giá. Do đó, nó sẽ khó có khả năng đáp ứng nhu cầu của châu Âu, ước tính đạt 700TWh trong kịch bản “kinh doanh như bình thường” hoặc 8% tổng nhu cầu năng lượng vào năm 2050 theo Lộ trình Hydrogen của EU.
Một vấn đề nữa là liệu châu Âu có thống nhất chọn phương án nhập khẩu hydro từ Nga thay vì lắp đặt công suất thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) cho hydro xanh được sản xuất trong nước hay không?
Cuối cùng, việc đổi thương hiệu xanh cho Nord Stream 2 bổ sung thêm một yếu tố tích cực cho dự án nhưng nó sẽ không thay đổi quan điểm của các đối thủ của Nga và chưa thể nói sẽ tác động đến các lệnh trừng phạt đang bị áp đặt đối với Nord Stream 2 như thế nào.
Ngọc Linh
- Chesapeake: Thương vụ mua lại Southwestern Energy sẽ sớm hoàn tất
- Thổ Nhĩ Kỳ đang từng bước định vị mình trở thành trung tâm khí đốt
- Thấy gì từ nhu cầu khí đốt tự nhiên của Châu Âu?
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 19/9: Giá dầu giảm nhẹ sau quyết định của Fed
- Ý ngừng cấp phép thăm dò và khai thác dầu khí