Sinopec tham gia liên minh để thúc đẩy sản xuất hydro xanh của Trung Quốc
Nghiên cứu về hydro xanh nêu bật các chiến lược điện gió ngoài khơi |
Chính sách nào để phát triển trung tâm nhiên liệu xanh ở Trung Quốc? |
Ảnh Reuters |
Nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc đã thành lập liên minh với các công ty nhà nước khác để phát triển ngành công nghiệp mới này, họ cho biết trong một tuyên bố chung vào thứ Tư 21/8. Các thành viên khác bao gồm cả các công ty điện lực khổng lồ China Energy Investment Corp. và State Grid Corp., các công ty dầu khí PetroChina và Cnooc, cũng như China State Shipbuilding Corp.
Sinopec hiện là nhà sản xuất hydro xanh lớn nhất thế giới, một loại nhiên liệu không gây ô nhiễm được tạo ra bằng các nguồn năng lượng tái tạo, được coi là chìa khóa để cắt giảm khí thải trong các lĩnh vực như thép, xi măng và hóa dầu nhưng hydro đã phải vật lộn để cạnh tranh với các dạng nhiên liệu bẩn hơn được sản xuất chủ yếu từ khí đốt tự nhiên. Nguồn cung hydro carbon thấp toàn cầu sẽ tăng vọt gấp 30 lần vào cuối thập kỷ này, mặc dù khối lượng có thể vẫn chưa đủ để đáp ứng hầu hết mục tiêu của các Chính phủ, theo BloombergNEF.
Liên minh này sẽ tìm cách giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có lưu trữ và vận chuyển từ các trung tâm năng lượng tái tạo ở vùng sa mạc phía tây xa xôi của Trung Quốc, đến các khu vực có nhu cầu công nghiệp lớn ở bờ biển phía đông.
Chi phí cao, lo ngại về an toàn và cơ cấu thị trường kém hiệu quả đã làm chậm tiến độ của Trung Quốc trong lĩnh vực hydro xanh. Sinopec hiện đang tìm cách tăng sản lượng hydro, khi biên lợi nhuận lọc dầu thu hẹp và quốc gia này đang tiến gần đến đỉnh điểm về nhu cầu dầu mỏ. Công ty đang đầu tư vào sản xuất tiên tiến hơn và đang xây dựng mạng lưới phân phối hydro, công ty cho biết vào thứ Tư 21/8.
Yến Anh
Bloomberg
- Bản tin Năng lượng xanh: Mỹ sắp công bố quyết định đầu tiên trong hai quyết định về thuế năng lượng mặt trời đối với 4 nước Đông Nam Á
- Sủ dụng năng lượng tái tạo ở Trung Quốc và Ấn Độ: Thách thức về lưu trữ và hệ thống lưới điện
- EU thắt chặt quy định các dự án hydro để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
- Ấn Độ mở thầu 6.000 MW công suất năng lượng tái tạo kết hợp giải pháp lưu trữ
- Nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á bỏ lỡ mục tiêu xanh?