Làm sao phát triển năng lượng tái tạo không làm giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch?
![]() |
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng việc mở rộng phát triển năng lượng tái tạo sẽ không làm giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch tại Mỹ. Hình minh hoạ |
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Khoa học Môi trường (Journal of Environmental Studies and Sciences), nghiên cứu này không tìm thấy mối tương quan giữa sản lượng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo, cho thấy việc tăng năng suất khai thác năng lượng tái tạo không tác động nhiều đến sản lượng nhiên liệu hóa thạch.
Ryan Thombs, tác giả của nghiên cứu, đã phân tích dữ liệu từ năm 1997 đến 2020 của 33 bang sản xuất nhiên liệu hóa thạch tại Mỹ. Tuy nhiên, Thombs nhận thấy hơn 96% sự biến động trong xu hướng sản xuất nhiên liệu hóa thạch giữa các bang phụ thuộc vào các yếu tố như trữ lượng có sẵn tại mỗi bang.
Theo Thombs, nếu Hoa Kỳ muốn giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, cần có thêm các chính sách bổ sung, đồng thời bác bỏ quan niệm sai lầm rằng việc tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo tự nhiên sẽ dẫn đến giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch.
“Các chính sách có thể bao gồm những biện pháp hạn chế sản xuất nhiên liệu hóa thạch như đánh thuế carbon, giới hạn sản lượng nhiên liệu hóa thạch và lưu trữ nhiên liệu hóa thạch dưới lòng đất”, ông nói. “Các nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét các bối cảnh địa lý khác để đánh giá những phát hiện từ nghiên cứu này có thể áp dụng rộng rãi ở những nơi khác hay không, đồng thời cần đánh giá hiệu quả của các chính sách cụ thể đã được triển khai”.
Theo Liên Hợp Quốc, nhiên liệu hóa thạch chiếm gần 90% lượng phát thải carbon dioxide và hơn 75% tổng lượng khí nhà kính. Việc chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo được xem là giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Các chính sách thuận lợi tại châu Âu đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, với nhiên liệu hóa thạch đang dần được loại bỏ khỏi quá trình sản xuất điện năng. Năm 2022, châu Âu đã trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi Nga vũ khí hoá nguồn cung khí tự nhiên, khiến giá khí đốt tăng vọt. Do đó, Ủy ban châu Âu đã khởi động Kế hoạch REPowerEU nhằm mục tiêu đẩy mạnh sản xuất năng lượng sạch, đa dạng hóa nguồn cung và từng bước loại bỏ nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga.
Việc thực hiện Kế hoạch REPowerEU đã thành công, giúp châu lục này loại bỏ dần các đợt nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga và đa dạng hóa nguồn cung. Châu Âu đã giảm tỷ lệ nhập khẩu khí đốt Nga từ 45% tổng nhập khẩu trước xung đột xuống chỉ còn 15% hiện nay. Đồng thời, châu Âu cũng tăng cường nhập khẩu LNG từ Mỹ lên khoảng 100 tỷ feet khối mỗi tháng, so với mức dưới 50 tỷ feet khối mỗi tháng trước cuộc xung đột.
Đáng chú ý, nhiên liệu hóa thạch đang mất dần vị thế trong cơ cấu năng lượng của châu Âu. Năm ngoái, năng lượng tái tạo chiếm 48% trong tổng sản lượng điện của Liên minh châu Âu, trong khi năng lượng hạt nhân đứng thứ hai với 24%. Trong khi đó, dầu mỏ và khí đốt chỉ đóng góp tổng cộng 28% — mức thấp nhất từ trước đến nay. Năng lượng hạt nhân vẫn là nguồn điện chủ lực duy nhất của châu Âu. Tuy nhiên, năng lượng gió đã vượt khí đốt tự nhiên, sản lượng điện mặt trời tại châu Âu cũng lần đầu tiên vượt qua than đá vào năm 2024.
Không quá ngạc nhiên khi châu Âu đang tận hưởng bầu không khí trong lành hơn, với lượng khí nhà kính giảm 13% so với cùng kỳ năm 2024.
Liên minh châu Âu cũng đã triển khai một loạt biện pháp nhằm rút ngắn đáng kể quy trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch. Một số biện pháp đáng chú ý bao gồm việc chỉ định các khu vực cụ thể là “Vùng Tăng Tốc Năng Lượng Tái Tạo” (Renewable Energy Acceleration Areas), với quy trình cấp phép đơn giản và nhanh chóng đối với các dự án điện mặt trời và điện gió, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thỏa thuận mua bán điện (PPA) trên toàn khối.
Tuy nhiên, châu Âu khó có thể loại bỏ hoàn toàn khí đốt tự nhiên và nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần. Giá khí đốt kỳ hạn tại châu Âu đang tăng trở lại, tiến gần mức cao nhất trong hơn sáu tuần qua do lo ngại về nguồn cung. Trước đó, giá khí đốt đã giảm nhờ kỳ vọng vào một thỏa thuận tiềm năng tại Ukraine. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều tiến triển đáng kể, với cuộc điện đàm kéo dài hai giờ giữa Trump và Putin không mang lại kết quả gì cụ thể.
Khó có khả năng khí đốt Nga sớm trở lại thị trường châu Âu, thêm vào đó, nguồn cung khí đốt từ Na Uy được dự báo sẽ tiếp tục bị thắt chặt do các hoạt động bảo trì tại nhà máy Kollsnes. Trong khi đó, các chuyến hàng LNG đang dần chuyển hướng khỏi châu Á do nhu cầu yếu, nhưng lại xuất hiện các khách hàng mới chưa có hợp đồng dài hạn như Việt Nam, Thái Lan và Philippines, góp phần thúc đẩy nhu cầu LNG toàn cầu.
![]() |
![]() |
Anh Thư
AFP
-
Vì sao Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo ở nước ngoài?
-
Tình hình khai thác nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc tháng 4/2025
-
Bản tin Năng lượng xanh: Chính quyền Trump sẽ kiểm toán hàng tỷ đô la trợ cấp năng lượng dưới thời Tổng thống Biden
-
Sự bất ổn buộc Engie phải đánh giá lại các dự án năng lượng tại Mỹ