Khủng hoảng phân bón: Nga tặng 300.000 tấn cho các nước đang phát triển

08:19 | 23/09/2022

|
(PetroTimes) - Trước Hội đồng Nguyên thủ và Chính phủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo với Tổng thư ký Liên hợp quốc: Nga đang chở 300.000 tấn phân bón đến cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, lô hàng này đã bị chặn tại các cảng của EU.
Khủng hoảng phân bón: Nga tặng 300.000 tấn cho các nước đang phát triển

Nga cũng sẵn sàng cung cấp và chi trả cho dịch vụ vận chuyển hàng hải.

Phân bón là yếu tố cần thiết cho cây trồng, đặc biệt là phân lân đối với đất nghèo dinh dưỡng. Một thành phần quan trọng khác là phân đạm, được tạo ra từ khí đốt. Hiện nay, Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn thứ hai toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ giá khí đốt, chỉ còn những quốc gia mạnh về tài chính mới có khả năng mua phân bón. Những nước đang phát triển nói chung đang gặp khó khăn. Giá phân bón quá cao đã gây ra sự sụt giảm sản lượng nông nghiệp và vấn đề về lương thực.

Theo Liên Hợp Quốc, những gói trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga đã gây ra xáo trộn trên thị trường phân bón toàn cầu, khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm đáng kể trong 18 tháng tới. Ông António Guterres - Tổng thư ký LHQ đã lên tiến cảnh báo từ cuối tháng 8 về “nguy cơ xảy ra nạn đói”. Mặt khác, Ukraine cũng đang gặp vấn đề về việc xuất khẩu ngũ cốc.

Nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ phân bón

Vào hôm 20/9, sau khi cho đóng cửa chuỗi nhà máy sản xuất phân bón tại Bỉ, gã khổng lồ ngành phân bón Yara (Na Uy) đã lên tiếng cảnh báo: Bối cảnh biến động mạnh của thị trường đã gây ra những đoạn đứt gãy “chưa thể xác định hoàn toàn” trong chuỗi cung phân bón toàn cầu.

Theo ông Nicolas Broutin – Giám đốc chi nhánh Pháp của tập đoàn Na Uy này: “Những đứt gãy trong chuỗi cung ứng là điều hoàn toàn có thể xảy ra”.

Theo ông, những nhà máy ở Pháp của tập đoàn đang “hoạt động hết công suất” nhờ nhập khẩu amoniac - nguyên liệu chính để sản xuất phân bón. Do vậy, khoảng 60% lượng phân bón được sử dụng ở Pháp đến từ thị trường thế giới.

Ngoài ra, ngành công nghiệp đang gặp tình trạng “thiếu xe tải” để vận chuyển sản phẩm đến cho nông dân.

Như tất cả các nhà sản xuất phân đạm khác, Yara cũng đã cắt giảm sản lượng bởi giá khí đốt tự nhiên tăng vọt, khiến giá nguyên liệu thô tăng theo. Bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine và quyết định cắt giảm sản lượng khí đốt giao từ Nga là hai nguyên nhân trực tiếp.

Cụ thể, giá khí đốt chiếm gần 90% chi phí biên sản xuất phân đạm. Amoniac được tạo nên bằng cách kết hợp nitơ từ không khí và hydro từ khí tự nhiên. Nếu vậy, nếu giá khí đốt quá cao, hoạt động sản xuất amoniac sẽ không còn mang lại lợi nhuận.

Tình trạng này đã để lại nhiều hệ quả đến hoạt động của Yara. Ông Nicolas Broutin cho biết, công suất hoạt động của Yara trên toàn châu Âu đã giảm đi 65%. Hơn nữa, chuỗi nhà máy ở Bỉ - chiếm 20 – 25% nguồn cung amoniac nhập khẩu đến Pháp, cũng sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn trong những ngày tới.

Một số nhà sản xuất phân bón châu Âu khác như Azoty (Ba Lan) và Achema (Lithuania) cũng phải giảm quy mô. Còn SWK (Đức) thì ngưng sản xuất từ cuối tháng 8 do giá khí đốt quá cao.

Ông Nicolas Broutin dự báo, tuy giá phân bón đã tăng vọt từ trước thời điểm chiến tranh Nga-Ukraine, mọi thứ sẽ ổn định trong những tháng tới. Tuy vậy, giá phân bón vẫn sẽ ở mức cao.

Hiện tại, Yara đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất dung dịch xử lý kim loại mạnh AdBlue để bù đắp vào phần lợi nhuận bị mất từ mảng phân bón.

Brazil muốn mua dầu Nga bất chấp các lệnh trừng phạtBrazil muốn mua dầu Nga bất chấp các lệnh trừng phạt
Đan Mạch xây dựng nhà máy sản xuất phân bón “xanhĐan Mạch xây dựng nhà máy sản xuất phân bón “xanh" lớn nhất châu Âu

Ngọc Duyên

AFP