Không có chuyện Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu

19:36 | 17/12/2021

|
(PetroTimes) - Khi Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Ro Khanna phát biểu trước báo giới rằng Nhà Trắng đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu dầu thô, chuẩn WTI đang giao dịch trên 80 USD/thùng, giá khí đốt cũng cao kỷ lục và Nhà Trắng không có nhiều lựa chọn.
Không có chuyện Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu
Không có chuyện Mỹ ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu

WTI hiện đang giao dịch ở mức dưới 70 USD/thùng, giá khí đốt trên toàn quốc đang giảm và lệnh cấm xuất khẩu dầu thô là điều không còn được đề cập đến. Thông điệp này đã được Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm gửi tới chính ngành công nghiệp dầu mỏ.

"Tôi không muốn đối đầu với bất kỳ ai trong số các bạn. Tôi thực sự nghĩ rằng sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu cùng nhau bàn về các giải pháp đối mặt với tương lai. Chúng tôi muốn dập tắt tin đồn về lệnh cấm xuất khẩu đó", bà Granholm cho biết tại Hội đồng Dầu khí Quốc gia, bao gồm các công ty dầu khí lớn như Exxon và Shell.

Một số thông tin xuất hiện vào tuần trước rằng Nhà Trắng không còn xem xét lệnh cấm xuất khẩu nữa. Điều đó xảy ra sau khi một nhóm lưỡng đảng gồm 8 nghị sĩ Hạ viện phản đối lời kêu gọi của ông Khanna về lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ.

Nhóm nghị sĩ này lý giải chi tiết lý do tại sao lệnh cấm xuất khẩu dầu lại là một ý tưởng tồi, vì cuối cùng nó sẽ dẫn đến giá cao hơn do làm gián đoạn nguồn cung dầu thô của Mỹ tới thị trường toàn cầu.

"Đó là một đề xuất không giúp làm hạ nhiệt giá hoặc làm cho giá thấp hơn theo bất kỳ hình thức tương đối nào", nhà kinh tế dầu khí Karr Ingham từ Liên minh các nhà sản xuất năng lượng Texas cho biết vào tháng 11 khi ý tưởng này lần đầu tiên trở thành tiêu điểm.

Cũng chính nhóm này đã khuyến khích chính quyền hợp tác với ngành dầu mỏ thay vì đối đầu, và kêu gọi các công ty trong nước thúc đẩy khai thác. Tuy nhiên, cho tới nay đây vẫn là một thông điệp bị phớt lờ.

Phát biểu của Ngoại trưởng Granholm tại Hội đồng Dầu khí Quốc gia báo hiệu một sự thay đổi hoàn toàn, ngay cả khi giá ở mức thấp hơn, có nghĩa là chính quyền có thể không cần phải cải thiện mối quan hệ ngay lập tức với ngành dầu khí.

Bà Granholm nói: "Mặc dù tôi hiểu rằng nhiều công ty có thể không đồng ý với một số chính sách của chúng tôi, nhưng điều đó không có nghĩa là chính quyền Biden đang cản trở những nỗ lực của anh để giúp đáp ứng nhu cầu hiện tại".

Sau đó, quan chức ngành Năng lượng Mỹ cũng trực tiếp yêu cầu ngành dầu khí bơm thêm dầu, với lý do là những ảnh hưởng đối với người lái xe ở Mỹ.

Trên thực tế, khi chính quyền muốn hòa giải với ngành năng lượng, họ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ chính các cử tri của mình. Hãng tin tự do Grist hồi đầu tuần này đưa tin chính quyền của Tổng thống Biden không có nghĩa vụ tiến hành việc cho thuê ở Vịnh Mexico mà họ đã tổ chức vào tháng 11, và đó là lần cho thuê lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Grist đưa tin, một bản ghi nhớ được nộp vào tháng 8, nhiều tháng trước cuộc đấu giá của Bộ Tư pháp (DOJ), mâu thuẫn với tuyên bố công khai của chính quyền. Trong khi lệnh của tòa án đã khiến Tổng thống Biden tạm dừng hoàn toàn các giấy phép khoan mới, song nó không buộc chính phủ phải cấp bất kỳ giấy phép mới nào.

Điều này sẽ đặt Nhà Trắng vào một tình huống không thoải mái, do ưu tiên các chính sách năng lượng nhằm giảm lượng khí thải carbon và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào nhiên liệu hóa thạch.

Được biết, hợp đồng cho thuê mang lại gần 192 triệu USD cho 308 lô đất ở Vịnh Mexico, trong tổng số giá thầu trị giá 198 triệu USD. Số tiền huy động được trong hợp đồng cho thuê sẽ được chuyển đến Bộ Ngân khố cũng như các bang Texas, Louisiana, Mississippi và Alabama. Một số tiền sẽ được chuyển đến Quỹ Bảo tồn Đất và Nước và Quỹ Bảo tồn Di tích.

Nhà Trắng dường như đã nhận ra một thực tế đơn giản mà hữu ích cho tất cả các bên liên quan. Các công ty dầu khí trả tiền thuê, sau đó họ trả tiền thuế tài nguyên cho chính phủ liên bang và tiểu bang cho mỗi thùng dầu và khối khí đốt mà họ khai thác. Nói cách khác, các công ty dầu khí đóng góp khá nhiều tiền cho kho bạc nhà nước. Chắc chắn sẽ tốt hơn nếu có những công ty này đứng về phía chính phủ hơn là nhìn thấy họ thu hẹp hoạt động trả tiền thuế tài nguyên.

"Tôi tin chắc rằng những người chấp nhận sự thay đổi sẽ được hoan nghênh hơn là chống lại nó", bà Granholm nói với các doanh nghiệp dầu khí.

Bình An