Kế hoạch mới kiểm soát khí thải CO2 của Trung Quốc
Một nhà máy điện chạy bằng than do nhà nước sở hữu được nhìn thấy ở Hoài Nam, Trung Quốc. Ảnh Getty/Kevin Frayer |
Kế hoạch này sẽ được thực hiện trong 5 năm (2026-2030). Trong khoảng thời gian đó, lượng khí thải CO2/GDP vẫn sẽ là thước đo chính, và sẽ kiểm soát thêm tổng lượng phát thải carbon tuyệt đối. Theo một tuyên bố của chính phủ Trung Quốc: “Các tỉnh và thành phố của Trung Quốc sẽ tự đưa ra mức giới hạn khí thải CO2, và thực hiện kiểm tra nhằm đảm bảo tính hiệu quả trước khi áp dụng rộng rãi vào cuối năm 2025".
Tờ Xinhua của Trung Quốc cho biết hệ thống “kiểm soát kép” sẽ có ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024 - 2025): giám sát và tính toán lượng khí thải. Giai đoạn 2 (2026-2030): lượng khí thải CO2 đạt đỉnh đề ra. Giai đoạn 3 (sau năm 2030): kiểm soát khí thải CO2 ổn định dưới mức đỉnh. Hãng tin năng lượng BJX News cũng đưa tin này.
Theo báo cáo của hãng tin Bloomberg của Mỹ: “Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 trong nhiều năm qua, và kế hoạch mới này đánh dấu một sự thay đổi trong phương pháp giảm khí thải của họ”. Hãng Reuters cũng đưa tin: “Vào hôm thứ Sáu (ngày 2/8), Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất nhôm”.
Ngoài ra, tờ Global Times cho biết: “Trung Quốc đã ghi nhận 25 trận lũ lụt, đây là con số cao nhất kể từ năm 1998”. Báo nhà nước China Daily đưa tin Thủ tướng Trung Quốc Li Qiang đã kêu gọi “nỗ lực toàn diện để kiểm soát lũ lụt và cứu trợ thiên tai”. Reuters báo cáo nhiệt độ ở các thành phố, chẳng hạn như Thượng Hải và Hàng Châu ở miền đông Trung Quốc, lên tới khoảng 40 độ C và nhiệt độ cao dự kiến sẽ kéo dài sang tuần tới và sẽ khiến nhu cầu điện tăng vọt.
Heymi Bahar, nhà phân tích cấp cao tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nói rằng: “Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo ở Trung Quốc có thể làm cho lượng khí thải carbon đạt đỉnh trước năm 2030”. (Xem phân tích của Carbon Brief về đỉnh phát thải của Trung Quốc). China Energy Net đăng một bài viết từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới của Shiv Shivaraman: “Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc vẫn chưa thành công ở các thị trường như Tây Âu và Mỹ và đó là thách thức đối với Trung Quốc trong những năm tới là làm thế nào để duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành ô tô, nơi các đối thủ toàn cầu chi tiền nhiều hơn cho việc nghiên cứu và phát triển”.
Một nhận định trong tờ Xinhua: “Trung Quốc đã chuyển từ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như may mặc, sang các sản phẩm công nghệ cao và xanh. Đồng thời việc liên tục mở cửa ngành năng lượng mới của nước này tạo ra một chiếc bánh kinh tế lớn hơn cho thế giới”.
BP sẽ sử dụng máy bay không người lái để kiểm soát khí thải metan |
Hà Nội dự kiến kiểm định khí thải xe máy từ năm 2024 |
Nh.Thạch
AFP
- Ngành dầu khí chinh phục biên giới mới khi lựa chọn con đường đúng đắn cho vận hành từ xa
- Nỗi lo tràn dầu gia tăng khi tàu chở dầu từ chối sử dụng hoa tiêu của Đan Mạch
- Chuyển đổi số trong ngành dầu khí: Tận dụng công nghệ để tăng cường hiệu quả và thúc đẩy bền vững
- BP và NASA ký kết thỏa thuận nhằm thúc đẩy công nghệ năng lượng và không gian
- Malaysia triển khai mạng 5G tại cơ sở dầu khí của Petronas