Iraq muốn giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu của Iran
![]() |
Các nhà máy điện của Iraq phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đốt do Iran cung cấp, chiếm gần 1/3 nhu cầu năng lượng của Iraq. Tuy nhiên, Tehran thường xuyên cắt nguồn cung, khiến tình trạng mất điện ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của 43 triệu người Iraq.
"Iraq và Turkmenistan đã ký một bản ghi nhớ vào thứ Sáu để cung cấp khí đốt của Turkmen cho nước này, trong khuôn khổ chương trình của chính phủ nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, đảm bảo nguồn cung điện ổn định và bền vững", theo một thông cáo của Bộ Điện lực Iraq.
Liên quan đến việc vận chuyển các lô hàng nhập khẩu này, Bộ trưởng Điện lực Iraq Ziad Fadel cho biết "sẽ sử dụng các đường ống dẫn khí của Cộng hòa Hồi giáo Iran, được kết nối với các đường ống dẫn khí vận chuyển của Iraq, đến các nhà máy" ở Iraq.
Một quan chức của Bộ Điện nói với AFP rằng thỏa thuận sơ bộ này liên quan đến việc nhập khẩu khoảng 25 triệu mét khối mỗi ngày, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Ông nhấn mạnh: "Đây là một bản ghi nhớ nhằm mở rộng phạm vi hợp tác" và dự kiến sẽ có nhiều cuộc đàm phán hơn nữa. "Khí đốt sẽ được vận chuyển qua đường ống dẫn khí của Iran, điều này đồng nghĩa với việc phải triển khai các cuộc đàm phán với các bên Iran và Turkmenistan".
Thủ tướng Irak Mohamed Chia al-Soudani thường xuyên nhắc lại điều kiện để Iraq sở hữu lượng hydrocarbon dồi dào là phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng trong nước.
Để đạt được mục tiêu này, các nhà chức trách đang tìm kiếm nhiều con đường khác nhau: nguồn cung từ các nước vùng Vịnh hoặc loại bỏ hoàn toàn việc thiêu hủy khí từ đây đến năm 2030, với mục đích đạt được khả năng tự cung bằng cách khai thác lượng khí này từ hoạt động sản xuất dầu và sẽ cung cấp cho các nhà máy điện.
Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với Iraq, nơi cái nóng gay gắt của mùa hè góp phần làm gia tăng tình trạng mất điện hàng ngày, đôi khi gây ra các cuộc biểu tình ở khu vực có cơ sở hạ tầng xuống cấp và nạn tham nhũng tràn lan.
![]() |
![]() |
![]() |
Ý Thiên
AFP
-
Rosneft đẩy mạnh đầu tư dầu khí giữa lúc thế giới thắt chặt chi tiêu
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Phán quyết của Chevron có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho các vụ kiện ngành công nghiệp dầu khí
-
Quay lại chiến lược tập trung vào dầu khí truyền thống, BP cảnh báo nợ tăng cao
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump