IEA hạ triển vọng nhu cầu dầu thế giới

11:04 | 16/11/2020

|
(PetroTimes) - Mặc dù thị trường có những thông tin tích cực, cơ hội chiến thắng rõ ràng của ứng cử viên J. Biden, kết quả thử nghiệm thành công trên 90% của vaccine chống Covid-19 do công ty Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) khiến thị trường tài chính, hàng hóa sôi động trở lại, đẩy giá dầu tăng mạnh trên 14%, vượt ngưỡng 45 USD/thùng kể từ tháng 8.
IEA: Năng lượng sạch là trọng tâm của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầuIEA: Năng lượng sạch là trọng tâm của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu
Điều gì đang đe dọa giá dầu?Điều gì đang đe dọa giá dầu?
IEA hạ triển vọng nhu cầu dầu thế giới

IEA vẫn hạ triển vọng nhu cầu dầu thế giới ngắn hạn xuống thêm 1,2 triệu bpd trong quý 4/2020 và 0,7 triệu bpd trong quý 1/2021 do làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng phát khắp thế giới, khiến châu Âu đã phải tái áp dụng lockdown.

Theo IEA, trung bình cả năm 2020, nhu cầu dầu thế giới giảm thêm 400.000 bpd xuống còn 91,3 triệu bdp, dự báo năm 2021 sẽ tăng 5,8 triệu bpd lên 97,1 triệu bpd, thấp hơn trước khủng hoảng khoảng 3 triệu bpd. IEA lưu ý, hiện còn quá sớm để biết khi nào vaccine cho phép quay lại cuộc sống bình thường. Theo nhận định của tổ chức này, ít nhất đến cuối quý 2/2021, vaccine sẽ không có tác động đến nhu cầu dầu thế giới. Nguồn cung trong tháng 10 đã tăng 200.000 bpd so với tháng 9 lên 91,2 triệu bpd, tỷ lệ hoàn thành cam kết OPEC+ của khối OPEC ở mức cao - 103%, dự báo trong tháng 11, nguồn cung toàn cầu tăng thêm 1 triệu bpd, chủ yếu từ phía Libya và Mỹ.

IEA nhận định, sự kết hợp giữa nhu cầu dầu yếu và tăng trưởng nguồn cung, cùng với độ trễ về mặt thời gian kể cả sau khi có vaccine hiệu quả sẽ tạo áp lực lên cuộc họp OPEC+ vào ngày 1/12 tới. Đồng thời trấn an thị trường, kể cả trong trường hợp OPEC+ tăng sản lượng thêm 1,9 triệu bpd từ đầu năm 2021, khối lượng tồn kho toàn cầu gần như không thay đổi. Nhiều khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục giữ nguyên hạn ngạch cắt giảm (7,7 triệu bpd) đến hết quý 1/2021.

Viễn Đông