"Hành lang năng lượng" Nga - Iran có thay đổi cuộc chơi của những ông lớn?
Ảnh: OP |
Hành lang này hiện là một dự án phụ trợ của thỏa thuận bốn hướng trị giá 40 tỷ USD được thống nhất về nguyên tắc giữa tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, và Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC) thuộc sở hữu nhà nước vào tháng 7 năm 2022.
Đây là một phần của một thỏa thuận sâu rộng - thỏa thuận hợp tác toàn diện mới có thời hạn 20 năm giữa Iran và Nga, được Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei phê duyệt vào ngày 18/1 năm nay, theo tiết lộ độc quyền của Oilprice.
Thỏa thuận mới ("Hiệp ước trên cơ sở quan hệ chung và các nguyên tắc hợp tác giữa Iran và Nga") bổ sung thêm một số yếu tố chính của "Thỏa thuận hợp tác toàn diện 25 năm Iran - Trung Quốc".
Điều quan trọng đối với phương Tây là những điều này không chỉ bao gồm liên minh thương mại dầu khí chặt chẽ hơn nhiều giữa Nga, Iran và Trung Quốc – sử dụng đồng nội tệ thay vì đồng USD – mà còn kết hợp với "Land Bridge" mà Iran đã hình thành từ lâu.
Thỏa thuận Gazprom trị giá 40 tỷ USD có bốn yếu tố cốt lõi, tất cả đều quan trọng đối với mối quan hệ thương mại năng lượng chặt chẽ hơn giữa Nga, Iran và Trung Quốc. Đầu tiên là việc phát triển các mỏ khí đốt lớn Kish và North Pars trị giá 10 tỷ USD với mục tiêu hai mỏ này sẽ khai thác hơn 10 triệu m3 khí đốt mỗi ngày. Thứ hai, sáng kiến trị giá 15 tỷ USD nhằm tăng áp lực tại mỏ khí đốt siêu khổng lồ South Pars ở biên giới trên biển giữa Iran và Qatar. Thứ ba, hoàn thành một số dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn (bao gồm cả ở North Pars và sau đó là ở South Pars) và xây dựng đường ống xuất khẩu khí đốt sang các nước khác trong khu vực. Và thứ tư, tận dụng cơ hội khí đốt giá rẻ cho các quốc gia lân cận (ở Trung Đông và Tây Á) từ các đường ống này để tiếp thêm sức mạnh cho khái niệm về một "OPEC khí đốt" với Nga và Iran ở trung tâm.
Hiện tại, Nga đã chiếm vị trí hàng đầu toàn cầu về trữ lượng khí đốt (với khoảng 1.688 nghìn tỷ feet khối, Tcf) và Iran ở vị trí thứ hai (với khoảng 1.200 Tcf). Theo một nguồn tin an ninh năng lượng cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) nói riêng với Oilprice gần đây, Moscow và Tehran hy vọng rằng nhờ việc mở rộng khai thác khí đốt từ liên minh Nga - Iran này và hệ quả tất yếu là xuất khẩu khí đốt sang nước này tăng lên.
Từ tay hai gã khổng lồ về khí đốt, Qatar có thể bị thuyết phục quay trở lại phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc - Nga - Iran. Điều này sẽ tiếp thêm sinh lực cho khái niệm Diễn đàn các nước xuất khẩu vùng Vịnh (GECF) tương đương với "Gas OPEC", vì Qatar - cùng với Nga và Iran - là thành viên sáng lập.
Moscow và Tehran cũng cho rằng áp lực tăng thêm từ việc Iran đẩy nhanh việc phát triển South Pars - điều có thể làm gián đoạn các kế hoạch của Qatar đối với mỏ khí đốt North Field quan trọng (phần còn lại của cùng một hồ chứa khí đốt với South Pars) - có thể tạo thêm sự cân bằng cho hoạt động của Qatar khi tái tham gia với GECF.
Đối với Trung Quốc, liên minh chặt chẽ hơn này trong lĩnh vực khí đốt – thông qua đường ống và dưới dạng LNG – cũng như trong lĩnh vực dầu mỏ, sẽ có lợi từ nhiều khía cạnh. Ví dụ, LNG đã trở thành nguồn năng lượng khẩn cấp hàng đầu toàn cầu sau các lệnh trừng phạt đối với dòng khí đốt của Nga sau khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine. Cho đến khi Mỹ tăng đáng kể sản lượng LNG từ gần như bằng 0 vào năm 2022 để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới chỉ một năm sau đó, Qatar vẫn là nhà khai thác chủ yếu loại khí đốt đó.
Ngoài ra đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, như đã được nhắc lại mạnh mẽ trong một loạt cuộc họp vào tháng 1 năm 2022 giữa các quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc và các Bộ trưởng Ngoại giao từ Ả Rập Xê-út, Kuwait, Oman, Bahrain và tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), giao dịch khí đốt và dầu giữa các nước Trung Đông và Trung Quốc nên được thực hiện bằng đồng Nhân dân tệ chứ không phải đồng USD. Ý tưởng này sẽ là trọng tâm của Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - GCC, được thiết kế rộng rãi nhằm thúc đẩy "sự hợp tác chiến lược sâu sắc hơn trong khu vực mà sự thống trị của Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm".
Trung Quốc từ lâu đã coi vị trí đồng tiền của mình trong bảng xếp hạng tiền tệ toàn cầu là sự phản ánh tầm quan trọng về kinh tế và địa chính trị của nước này trên trường thế giới. Dấu hiệu ban đầu cho thấy tham vọng của nước này đối với đồng nhân dân tệ đã được thể hiện rõ ràng tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở London vào tháng 4 năm 2010, khi Chu Tiểu Xuyên, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) khi đó, nêu quan điểm rằng người Trung Quốc muốn có một dự trữ tiền tệ toàn cầu mới để thay thế đồng USD vào một thời điểm nào đó.
Bắc Kinh từ lâu cũng đã nhận thức sâu sắc thực tế rằng, với tư cách là là nhà nhập khẩu tổng dầu thô hàng năm lớn nhất thế giới kể từ năm 2017 (và là nhà nhập khẩu ròng lớn nhất thế giới về tổng lượng dầu mỏ và nhiên liệu lỏng khác vào năm 2013), nước này chịu sự thay đổi thất thường trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Cựu phó Chủ tịch điều hành của Ngân hàng Trung Quốc, Zhang Yanling, đã nói trong một bài phát biểu vào tháng 4 năm 2022 rằng, các lệnh trừng phạt mới nhất chống lại Nga sẽ khiến Mỹ mất uy tín và làm suy yếu quyền bá chủ của đồng USD về lâu dài. Bà còn gợi ý thêm rằng Trung Quốc nên giúp thế giới "thoát khỏi sự thống trị của đồng USD càng sớm càng tốt".
Lý do cuối cùng trong ba lý do chính khiến hành lang năng lượng mới Nga - Iran rất quan trọng đối với cán cân quyền lực ở Trung Đông, cũng như trong mối đe dọa an ninh đối với Mỹ và các đồng minh bởi nó không chỉ đơn thuần là một hành lang năng lượng.
Bình An
OP
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 19/9: Giá dầu giảm nhẹ sau quyết định của Fed
- Ý ngừng cấp phép thăm dò và khai thác dầu khí
- Ấn Độ vẫn có kế hoạch tiếp tục mua dầu giá rẻ của Nga
- Biên lợi nhuận giảm mạnh khiến các nhà máy lọc dầu Trung Quốc phá sản
- Tận dụng giá dầu thế giới thấp, Hoa Kỳ tìm kiếm 6 triệu thùng dầu để dự trữ