Hạn chế kênh đào Panama ảnh hưởng gì đến vận tải LNG?

10:00 | 16/11/2023

|
(PetroTimes) - Các hãng vận tải LNG của Nhật Bản đang khám phá các tuyến đường thay thế và cân nhắc các giao dịch trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng các hạn chế ngày càng tăng của Kênh đào Panama.
Hạn chế kênh đào Panama ảnh hưởng gì đến vận tải LNG?
Kênh đào Panama

Các hãng vận tải khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nhật Bản đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về hậu cần do Kênh đào Panama sắp ban hành các hạn chế mới. Nguyên nhân là do đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 7 thập kỷ qua, buộc phải giảm số lượng lớn tàu loại neo-Panamax lưu thông, thường được các hãng vận tải LNG sử dụng. Tình trạng này thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành phải nghiêm túc cân nhắc các lựa chọn thay thế để vận chuyển hàng hóa trong mùa đông.

Những lựa chọn thay thế cho vận chuyển LNG của Nhật Bản

Từ ngày 1/12, số lượng tàu được phép lưu thông qua kênh sẽ giảm từ 7 xuống 6, sau đó sẽ giảm còn 5 từ ngày 1/1/2024. Quyết định cắt giảm này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển LNG, một nguồn lực quan trọng trong kinh tế và công nghiệp Nhật Bản. Năm 2021, hàng hóa lưu thông qua Kênh đào Panama bị trì trệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung LNG của Nhật Bản, đặc biệt là trong khoảng thời gian mùa lạnh kéo dài.

Hậu quả kinh tế và hậu cần khi Kênh đào Panama hạn chế lượng tàu lưu thông

Các hãng vận tải Nhật Bản, vốn chỉ được hưởng lợi từ 8% tổng lượng LNG nhập khẩu từ Mỹ, hiện phải cân nhắc đến các lựa chọn khác như tuyến đường qua Kênh đào Suez hoặc Mũi Hảo Vọng. Tuy nhiên, những tuyến đường thay thế này lại có nhược điểm lớn về thời gian và chi phí. Hành trình từ Kênh đào Suez đến Nhật Bản phải mất hơn 1 tháng, còn từ Mũi Hảo Vọng mất khoảng 40 ngày. Trong khi đó, nếu tàu lưu thông qua Kênh đào Panama thì chỉ mất hơn 20 ngày.

Chiến lược giao dịch và tối ưu hóa hàng hóa LNG

Các lựa chọn còn bao gồm việc trao đổi các lô hàng LNG giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, nhằm tối ưu hóa việc vận chuyển và giảm thiểu tác động từ các hạn chế của Kênh đào Panama. Chuyên gia Hiroshi Hashimoto thuộc Viện Kinh tế Năng lượng và An ninh Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của các chiến lược tối ưu hóa này nhằm ứng phó với mực nước thấp kéo dài.

Dù dự báo thời tiết cho thấy mùa đông 2023-2024 tương đối ôn hòa, nhưng không thể lường trước được những thay đổi khí hậu, gây gián đoạn nguồn cung LNG, đặc biệt là từ Mỹ. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị cho mùa đông sắp tới mà còn đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của Kênh đào Panama - một tuyến đường cơ sở cho các chuyến phân phối LNG từ năm 2024.

Khủng hoảng tại Kênh đào Panama đánh dấu một bước ngoặt trong hoạt động vận chuyển LNG của Nhật Bản, buộc các hãng vận tải phải xem xét lại chiến lược hậu cần. Khi các tuyến đường mới và các giao dịch trao đổi hàng hóa nổi lên như những giải pháp tiềm năng, thì tác động lâu dài đến nguồn cung LNG của Nhật Bản và các chi phí liên quan vẫn là mối lo ngại lớn đối với ngành công nghiệp của quốc gia này.

Tòa phúc thẩm Mỹ ra lệnh bán đấu giá dầu, khí đốt vùng Vịnh trong vòng 37 ngàyTòa phúc thẩm Mỹ ra lệnh bán đấu giá dầu, khí đốt vùng Vịnh trong vòng 37 ngày
Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)Thị phần khí đốt của Nga tại châu Âu: Gian nan tứ bề (phần 1)
TotalEnergies: Khí tự nhiên sẽ vẫn là trung tâm của bất kỳ kịch bản năng lượng nàoTotalEnergies: Khí tự nhiên sẽ vẫn là trung tâm của bất kỳ kịch bản năng lượng nào

Ý Thiên

AFP