Giá dầu tăng sau thỏa thuận OPEC+ nhưng cổ phiếu toàn cầu giảm

12:35 | 13/04/2020

|
(PetroTimes) - Cổ phiếu toàn cầu đã giảm vào thứ Hai (13/4), các nhà đầu tư chuẩn bị tâm lý thiệt hại kinh tế do đại dịch coronavirus mặc dù thỏa thuận mang tính bước ngoặt của OPEC+ đã giúp giá dầu tăng.    
gia dau tang sau thoa thuan opec nhung co phieu toan cau giamSaudi Aramco điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 4
gia dau tang sau thoa thuan opec nhung co phieu toan cau giamCuộc họp G20 kết thúc nhưng không đưa ra số lượng cắt giảm cụ thể
gia dau tang sau thoa thuan opec nhung co phieu toan cau giam

Chỉ số Nikkei .N225 giảm 1,4%, chỉ cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương của MSGI bên ngoài Nhật Bản .MIAPJ0000PUS giảm nhẹ, cổ phiếu của Hàn Quốc .KS11 giảm 0,9%. Chỉ số cổ phiếu S & P 500 của Mỹ EScv1 giảm 1,54%.

Thị trường tài chính ở Úc và Hồng Kông đã bị đóng cửa trong khi ở Trung Quốc đại lục, chỉ số CSI300 .CSI300 giảm 0,6% trong đầu phiên giao dịch.

Dầu WTI tăng 7,3% lên mức 24,43 USD/thùng, phiên giao dịch trước dầu WTI đã giảm 3% xuống mức 22,03 USD/thùng.

Nhóm các quốc gia sản xuất dầu OPEC +, bao gồm Nga, cho biết họ đã đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày từ tháng 5 đến tháng 6, sau bốn ngày đàm phán.

Dầu Brent tăng 5,5% lên mức 33,22 USD / thùng.

Tuy nhiên, dầu Brent vẫn giảm hơn 50% so với mức giá đỉnh tháng 1 do đại dịch coronavirus đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng bế tắc và khiến nhu cầu nhiên liệu giảm.

Ông Chihuahuahi Watanabe, nhà kinh tế học tại Sony Financial Holdings cho biết: “ Mặc dù hiện tại gói kích cầu của Cục Dự trữ Liên bang đã xoa dịu nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính, tuy nhiên nền kinh tế còn lâu mới trở lại bình thường.”

Masahiro Ichikawa, chiến lược gia cao cấp của Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết, mặc dù chúng tôi dường như không còn thấy tình trạng khủng hoảng thương mại trong tháng trước tiếp diễn, tuy nhiên không còn nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào giá cổ phiếu cao hơn, cho thấy bằng chứng về sự suy thoái kinh tế.”

OPEC + cho biết họ đã nhất trí thỏa thuận với các quốc gia dầu mỏ, bao gồm cả Mỹ, để cắt giảm nguồn cung dầu toàn cầu hơn 20 triệu thùng/ngày, hay 20% nguồn cung toàn cầu.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ so với mức giảm tiêu thụ nhiên liệu trên toàn thế giới ước tính 30 triệu thùng/ngày do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo ông Tatsufumi Okoshi, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Nomura Securities: “Trong một thời gian ngắn, WTI có thể duy trì ở mức trên 20 đô la sau thỏa thuận nhưng nó có thể giảm xuống dưới mức 20 đô la nếu tất cả các quốc gia không thực hiện thỏa thuận.”

Cũng trong tuần này, các công ty Mỹ sẽ công bố nguồn thu kiếm được, bắt đầu từ các ngân hàng lớn sẽ công bố trước tiên, Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu thương mại vào thứ ba (14/4) và theo dõi chặt chẽ dữ liệu tổng sản phẩm nội địa vào thứ Sáu (17/4).

Tại thị trường ngoại hối, các loại tiền tệ dễ bị rủi ro đã yếu hơn trong khi đồng đô la ổn định và đồng yên đã được hỗ trợ.

Đồng đô la Úc giảm 0,3% xuống còn $ 0.6303 AUD = D4 trong khi đồng peso của Mexico giảm 0,4% xuống còn 23,430 trên mỗi đô la MXN = D4.

Đồng euro ở mức $ 1,0934 EUR = và đồng yên tăng 0,15% lên 108,34 so với đồng đô la JPY =.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Yến Phạm