Giá dầu giao tháng 10 và dự báo
Ukraine được châu Âu hỗ trợ phát triển sản xuất khí đốt |
Xung đột dầu mỏ với Nga, Belarus mất 600 triệu USD |
Mở cửa tuần giao dịch ngày 3/8 Brent lúc đầu giao động trong biên độ hẹp 43-43,3 USD/thùng, giữ được tinh thần lạc quan cuối tuần trước, sau đó tăng 1,2% lên 44,2 USD/thùng, thị trường kỳ vọng vào sự hồi phục của kinh tế thế giới - chỉ số Global PMI mfg tháng 7 tăng vượt mốc tâm lý 50,3 điểm, cho thấy sự phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, chính quyền Mỹ cam kết nỗ lực hết sức để đi đến thỏa thuận với đảng Dân chủ về gói cứu trợ kinh tế tiếp theo.
Ngày 4/8 Brent đầu phiên giảm 1,2% xuống 43,4 USD/thùng trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ và lo ngại về tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, đồng thời căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang xung quanh mạng xã hội Tiktok. Sau đó tăng trở lại 44,7 USD/thùng khi xảy ra vụ nổ lớn tại thủ đô Beirut, thị trường hàng hóa tăng mạnh, vàng lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Ngày 5/8 Brent nối tiếp đà tăng, vượt ngưỡng tâm lý 45 USD/thùng, thậm chí có lúc lên 46,2 USD/thùng nhờ thông tin tích cực về trữ lượng dầu thương mại Mỹ tiếp tục giảm mạnh tuần thứ 2 liên tiếp, giảm 7,4 triệu thùng (EIA), trước đó, API công bố giảm tới 8,6 triệu thùng. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ cũng tăng 1,6% trong tuần vừa qua, trong khi sản lượng khai thác giảm 100.000 bpd.
Những yếu tố tích cực trên cộng thêm đồng USD suy yếu so với các ngoại tệ khác hỗ trợ giá dầu tăng mạnh trong ngắn hạn, thị trường tạm thời bỏ qua các yếu tố tiêu cực dài hạn.
Theo chúng tôi nhận định, đến cuối tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 42-46 USD/thùng.
Viễn Đông