Đường ống dẫn khí Serbia-Bulgaria: Lộ trình năng lượng mới của đông nam châu Âu
Đường ống dẫn khí đốt Serbia-Bulgaria, trải dài hơn 170 km, là biểu tượng cho một bước tiến lớn của Serbia nhằm đa dạng hóa năng lượng. Hành lang khí đốt này sẽ cho phép Serbia nhập khẩu đến 400 triệu m3 khí đốt tự nhiên từ Azerbaijan, một con số đáng kể so với nhu cầu hàng năm là 3 tỷ m3. Với công suất hàng năm là 1,8 tỷ m3, đường ống này sẽ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu tiêu thụ khí đốt hàng năm của Serbia.
Trong nhiều thập kỷ, Nga đã thống trị lĩnh vực năng lượng của Serbia. Trong đó, Gazprom nắm giữ phần lớn cổ phần của Công ty Dầu khí Quốc gia Serbia (NIS). Tương tự, bằng cách ký hợp đồng dài hạn mới nhằm tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga, Serbia đã trở thành đối tượng chỉ trích của Brussels, nhất là trong bối cảnh EU đang tìm cách giảm lệ thuộc vào năng lượng của Nga.
Lễ khánh thành đường ống dẫn khí đốt có sự tham dự của Tổng thống Serbia, Bulgaria và Azerbaijan. Hiện diện của ba bên đánh dấu một bước quan trọng trong hợp tác khu vực. Dự án cơ sở hạ tầng quan trọng này là một phần của Dự án Lợi ích chung của Liên minh Châu Âu, nhằm tăng cường hội nhập thị trường năng lượng và an ninh năng lượng ở phía tây Vùng Balkan.
Dự án đã nhận được một phần tài trợ từ EU và khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu. Công trình này thể hiện cam kết của Serbia và Bulgaria trong việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng của họ. Đường ống dẫn khí này không chỉ là khoản đầu tư chiến lược nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, mà còn là động lực tiềm năng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khu vực.
Turkmenistan hồi sinh kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu |
Thiếu đường ống dẫn khí đốt đe dọa nền kinh tế Mỹ |
Nga bị cấm đăng ký công suất trên các đường ống dẫn khí đốt của EU |
Ngọc Duyên
AFP
- OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu trong tháng thứ 5 liên tiếp
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh
- Vì sao thăm dò khí đốt ngoài khơi Bangladesh chưa thu hút được các công ty nước ngoài?
- Ả Rập Xê-út tăng khai thác khoáng sản, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ
- ExxonMobil thúc đẩy dự án P'nyang, hướng tới sự thống trị LNG