Dự án sử dụng bể chứa dầu khí để lưu trữ CO2 dưới đáy biển đầu tiên trên thế giới
![]() |
![]() |
![]() |
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể lưu trữ khối lượng lớn lên tới hàng tỷ tấn khí thải carbon trong lòng đất, dưới đáy biển với rủi ro bị rò rỉ khí rất thấp. Khí thải có thể chứa dưới đáy sâu trong hàng chục nghìn năm. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại những rủi ro rò rỉ khí nếu quản lý không tốt.
Khoa học gọi là công nghệ CCS: thu và lưu chứa khí carbon. Đó là quá trình thu khí carbon trong không khí và chuyển tới kho chứa có thể là các mỏ dầu, khí đã bị hủy hoặc sử dụng các bể chứa dầu khí đã qua khai thác nằm trong đá sâu dưới biển.
Theo Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu, chi phí chống biển đổi khí hậu chắc chắn sẽ gấp nhiều lần so với chi phí phát triển công nghệ này.
Gần đây các tập đoàn dầu khí lớn như Equinor, Shell và Total vừa đạt được quyết định đầu tư vào dự án thu gom và lưu trữ CO2 “Northern Lights” tại thềm lục địa Na Uy và hiện đang chờ giấy phép từ chính phủ nước này. Dự án có số vốn đầu tư ban đầu khoảng 680 triệu USD.
Giai đoạn đầu của dự án bao gồm xây dựng và vận hành hạ tầng vận tải, bơm, lưu trữ CO2 với công suất thiết kế 1,5 triệu tấn CO2/năm. Khí thải CO2 tại cơ sở sản xuất điện hoặc dầu khí sẽ được thu gom, hóa lỏng và được vận chuyển đến nơi lưu trữ trước khi được bơm vào bể ngầm có độ sâu 2.500 - 3.000 m so với mực nước biển. Dự án sẽ được mở rộng phụ thuộc vào triển vọng nhu cầu thị trường từ các nguồn phát thải CO2 lớn của châu Âu.
Ngọc Linh
- Trữ lượng hydro trắng toàn cầu khơi dậy một cuộc đua khai thác mới
- Trung Quốc xây dựng dự án điện hạt nhân chưa từng có
- Aramco ra mắt nhà máy thử nghiệm thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí
- Nhờ AI, Úc phát hiện 6 mỏ chiến lược chứa kim loại hiếm
- Đột phá trong công nghệ lưu trữ: Nhật Bản phát triển pin sạc uranium đầu tiên