Đảng Cánh tả Đức kêu gọi chấm dứt chính sách hỗ trợ giá khí đốt và điện

14:00 | 16/02/2023

|
(PetroTimes) - Ông Dietmar Bartsch - Lãnh đạo Đảng Cánh tả Đức, đã kêu gọi chấm dứt chính sách chiết khấu giá khí đốt và điện. Ông Bartsch nói với Thông tấn xã Đức: “Quyết định chiết khấu giá điện và khí đốt của chính phủ đã cản trở cơ hội giảm giá năng lượng cho người tiêu dùng. Nếu chính phủ không muốn các công ty đa quốc gia tạo ra những kỷ lục lợi nhuận mới, thì chính phủ nên loại bỏ chính sách này”.
Đảng Cánh tả Đức kêu gọi chấm dứt chính sách hỗ trợ giá khí đốt và điện

Vào năm 2022, nhằm giảm thiểu gánh nặng cho người tiêu dùng, Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag) và Hội đồng Liên bang Đức (Bundesrat) đã áp dụng chính sách giảm giá cho điện và khí đốt. Ví dụ, đối với khí đốt, các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ được chỉ cần trả 12 cent euro/KWh giờ, áp dụng cho 80% sản lượng tiêu thụ trong tháng. Còn 20% sản lượng tiêu thụ còn lại sẽ được tính theo giá hợp đồng thông thường. Giá điện cũng được chiết khấu theo cách tương tự.

Ông Bartsch cho biết, giá khí đốt ở châu Âu chưa từng đạt mức thấp như vậy trong một năm rưỡi. Lãnh đạo Đảng Cánh tả Đức cho biết: “Người tiêu dùng hầu như không được hưởng lợi từ tình trạng này. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn thu về nhiều lợi nhuận kỷ lục mới. Điều tương tự cũng xảy ra với điện. Đức chiết khấu giá để giữ cho giá không tăng. Nhưng công ty vẫn thu về lợi nhuận, nhờ có sự hỗ trợ từ thuế”.

Do đó, ông Bartsch kêu gọi Văn phòng Cạnh tranh Liên bang Đức thực hiện cải cách. Theo ông, cơ quan chức năng phải kiểm soát giá hiệu quả, chứ không chỉ quan sát thị trường.

Ba Lan hỗ trợ giá điện cho doanh nghiệpBa Lan hỗ trợ giá điện cho doanh nghiệp
EU công bố kế hoạch giới hạn trần giá điện không NatGasEU công bố kế hoạch giới hạn trần giá điện không NatGas
EU dự kiến đánh thuế mạnh các công ty năng lượng để giải quyết tình trạng giá tăng đột biếnEU dự kiến đánh thuế mạnh các công ty năng lượng để giải quyết tình trạng giá tăng đột biến
Châu Âu trước nguy cơ khủng hoảng điệnChâu Âu trước nguy cơ khủng hoảng điện

Ngọc Duyên

AFP