CEO Shell: Nhu cầu dầu khó có thể khôi phục hoàn toàn

10:51 | 05/05/2020

|
(PetroTimes) - Có nhiều kỳ vọng về việc giá dầu thế giới có thể hồi phục, song kể cả khi nhu cầu hồi phục về mức trước đại dịch Covid-19, người ta ước tính rằng, thế giới sẽ phải mất một thời gian dài mới tiêu thụ hết số dầu đang tồn kho.
ceo shell nhu cau dau kho co the khoi phuc hoan toan
Giám đốc điều hành của Royal Dutch Shell Plc, Ben van Beurden

Giám đốc điều hành của Royal Dutch Shell Plc, Ben van Beurden mới đây nói rằng, nhu cầu dầu mỏ sẽ khó có thể khôi phục lại hoàn toàn.

Với một góc nhìn lạc quan, các chuyên gia của Citigroup nhận định, mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay sẽ không thể trở lại mức năm ngoái cho tới năm 2022. Trong khi đó, Giám đốc điều hành Boeing cho biết, lượng hành khách sẽ không thể đạt mức như năm 2019 trong 3 năm tới.

Về phần mình, chuyên gia kinh tế Bloomberg Julian Lee cho rằng, mức giảm tiêu thụ dầu trên toàn thế giới trong tháng 4 đã lên tới 35 triệu thùng/ngày và dự báo nhu cầu sử dụng dầu trong năm 2020 sẽ dừng ở khoảng 10 triệu thùng/ngày, chỉ bằng 10% nhu cầu năm 2019.

Theo ông Lee, đại dịch Covid-19 không giống với những cuộc khủng hoảng tài chính trước đó, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất cũng như vấn đề tài chính của mỗi người, buộc mọi người dù ở mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều đều phải áp dụng cách sống và làm việc mới.

Thực tế, trước khi đại dịch xuất hiện, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ tập trung vào nhựa, thay vì nhiên liệu. Điều này khiến triển vọng phát triển các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và Bắc Mỹ không mấy tươi sáng - nơi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà máy mới ở Trung Đông và châu Á.

Mặc dù Ả Rập Xê-út không đóng vai trò dẫn đầu trong nguồn cung dầu, hay Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực lên các nhà sản xuất dầu nước ngoài buộc họ cắt giảm sản lượng cũng không thể loại bỏ nguồn cung dư thừa.

Và khi khủng hoảng qua đi, Ả Rập Xê-út cũng không sẵn lòng nắm giữ vai trò như một “nhà sản xuất bên lề” (quốc gia sẽ quyết định giá quốc tế lên hay xuống phụ thuộc vào sản lượng của quốc gia đó), mà phải hạn chế nguồn cung. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất khác sẽ tăng cường sản lượng để chiếm thị phần và vấn đề dư thừa nguồn cung vẫn không thể giải quyết.

Thông thường, mỗi khi giá dầu tăng, các nhà sản xuất sẽ tăng cường sử dụng công suất nhàn rỗi. Sau sự sụt giảm giá dầu vào giữa những năm 1980, phải mất 2 thập kỷ để giá quay trở lại mức cũ và sẽ lâu hơn nếu tính tới tác động của lạm phát. Tuy nhiên, lần này có thể sẽ kéo dài lâu hơn nữa.

Bình An

thestar