Căng thẳng địa chính trị và năng lượng hóa thạch

07:54 | 15/11/2023

|
(PetroTimes) - Ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mới đây tuyên bố rằng căng thẳng địa chính trị ngày càng tác động đến nguồn cung dầu khí toàn cầu, cùng với những lo ngại về biến đổi khí hậu do con người gây ra, đang làm xói mòn sự thu hút của nhiên liệu hóa thạch như một nguồn năng lượng an toàn và đáng tin cậy.
Căng thẳng địa chính trị và năng lượng hóa thạch
Ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)

Thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện đang có những biến động sau cuộc tấn công trên bộ của Israel chống Hamas ở dải Gaza. Thị trường dầu mỏ toàn cầu lo ngại chiến tranh sẽ gây ra một cuộc xung đột lớn hơn ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ, từ sự hậu thuẫn của Iran Hezbollah.

Trong một cuộc phỏng vấn với S&P Global Commodity Insights, ông Birol cho biết: “Thị trường dầu mỏ đang gặp nhiều rủi ro. Chúng ta cần xác định cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến nhiều nước sản xuất dầu mỏ hay không? Nếu có sự ảnh hưởng, chúng ta có thể thấy gián đoạn nguồn cung và giá dầu tăng tác động tiêu cực đến thị trường dầu mỏ”.

Lo ngại về xung đột Trung Đông ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ. Nguồn cung từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) hỗ trợ tích cực cho thị trường dầu mỏ. Rủi ro địa chính trị gia tăng phát sinh từ cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt chống lại Nga cũng ảnh hưởng đến giá dầu. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với xuất khẩu dầu của Nga đã định hình lại dòng dầu thô và dầu diesel sang châu Âu kể từ khi Moscow tiến đánh Ukraine vào năm ngoái. Yemen cũng đã trở thành một điểm nghẽn tiềm tàng đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Các nhà phân tích cảnh báo điều này có thể xảy ra nếu các cuộc đàm phán hòa bình với lực lượng dân quân Houthis do Iran hậu thuẫn thất bại bởi xung đột giữa Israel và Hamas leo thang trên khắp Trung Đông.

Ông Birol nói: “Tôi nghĩ nếu tôi không phải là Giám đốc Cơ quan năng lượng mà là một người trên đường phố, tôi sẽ nghĩ rằng dầu mỏ và khí tự nhiên là lựa chọn an toàn và bảo đảm cho năng lượng đang ngày càng suy yếu. Đây là điều ngành dầu khí cần cân nhắc. Họ mất mát rất nhiều với niềm tin rằng họ là sự lựa chọn đáng tin cậy, an toàn và bảo đảm về năng lượng”.

Ông nói: “Khi tôi nhìn vào thị trường khí đốt tự nhiên, cách đây 2 năm, xung đột Nga - Ukraine đã làm giá khí đốt tăng, giá dầu trở nên biến động và sự sẵn có của khí đốt trở thành một vấn đề quan trọng. Rất nhiều người châu Âu đang thắc mắc rằng liệu mọi người có bị chết cóng hay không? Quay trở lại với dầu mỏ, mọi người lo lắng rằng giá dầu có bùng nổ không? Giá dầu diesel ở Châu Âu sẽ thế nào nếu nguồn cung bị gián đoạn? Chúng tôi cũng tự hỏi ai sẽ cung cấp dầu nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa. Mọi người cũng đang suy nghĩ đến các tác động giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan đối với nhiên liệu hóa thạch và mối quan hệ giữa nhiên liệu hóa thạch và cuộc khủng hoảng khí hậu”.

Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất, ngày 12/10, IEA cho biết họ “sẵn sàng giải phóng kho dự trữ chiến lược nếu xung đột giữa Israel - Hamas ảnh hưởng đến nguồn cung dầu từ Trung Đông.

Lưu ý rằng cho đến nay vẫn chưa có tác động trực tiếp nào đến nguồn cung dầu mỏ từ cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, IEA kỳ vọng cộng đồng quốc tế chú ý đến những rủi ro dầu khí có thể xảy ra, ảnh hưởng chính trị khắp Trung Đông. Các mối đe dọa địa chính trị và lo ngại về biến đổi khí hậu ngày càng tăng làm xấu đi hình ảnh của nhiên liệu hóa thạch như một nguồn năng lượng an toàn và đáng tin cậy. Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế đưa ra cảnh báo này trong bối cảnh thị trường dầu mỏ đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng do xung đột ở Trung Đông và các lệnh trừng phạt chống Nga. Sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch và bền vững dường như là không thể tránh khỏi những hậu quả tiềm tàng đối với ngành dầu khí toàn cầu.

Các nước giàu phải trả tiền cho các nước nghèoCác nước giàu phải trả tiền cho các nước nghèo
Nhu cầu năng lượng hóa thạch toàn cầu hiện ra sao?Nhu cầu năng lượng hóa thạch toàn cầu hiện ra sao?
Tại sao chúng ta khai thác ngày càng nhiều năng lượng hóa thạch?Tại sao chúng ta khai thác ngày càng nhiều năng lượng hóa thạch?

Nh.Thạch

AFP