Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

09:00 | 02/02/2024

|
Lĩnh vực lọc dầu của khu vực Bờ Vịnh tiếp tục phục hồi kinh tế sau đại dịch nhờ các cơ hội xuất khẩu phát sinh một phần từ những bất ổn địa chính trị ở Đông Âu và khu vực Trung Đông ngày càng nhiều.
Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)
Ảnh minh họa

6. Xuất khẩu năng lượng

6.1 Sản phẩm được cải tiến

Lĩnh vực lọc dầu của khu vực Bờ Vịnh tiếp tục phục hồi kinh tế sau đại dịch nhờ các cơ hội xuất khẩu phát sinh một phần từ những bất ổn địa chính trị ở Đông Âu và khu vực Trung Đông ngày càng nhiều. Việc sử dụng công suất hóa lọc dầu của cả Hoa Kỳ và khu vực đều tăng lên kể từ mức thấp nhất do đại dịch gây ra vào mùa xuân năm 2021. Một ngoại lệ, như đã lưu ý trong báo cáo năm ngoái GCEO là các cơn bão nhiệt đới năm 2021 đã tác động đến hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở ven biển tiểu bang Texas và tây nam tiểu bang Louisiana.

Như được hiển thị trong Hình 15, công suất sản xuất của nhà máy lọc dầu năm 2023 đạt mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2019, tiến gần đến mức từ trung bình đến mức cao trên 90%. Một xu hướng nữa là về mặt thực tế, những quan ngại của năm 2022 về khả năng tồn tại sản xuất liên tục của các nhà máy lọc dầu nhỏ hơn trong khu vực dường như đã bị dập tắt, ít nhất là trong ngắn hạn. GCEO 2024 đã bày tỏ sự lo ngại về các thông báo đóng cửa nhà máy lọc dầu gần đây và thực tế là một số nhà máy lọc dầu đã không được phục hồi kể từ mùa hè nóng nực năm 2021. Tuy nhiên, không hề có các thông báo đóng cửa mới được đưa ra trong năm qua và hiện tại, tất cả dường như tương đối bình lặng trước việc đóng cửa nhà máy lọc dầu, có thể đó là do nhu cầu toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ đối với sản phẩm hóa lọc dầu đóng vai trò ngày càng quan trọng của khu vực trong việc đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu năng lượng toàn cầu song sự bất ổn về địa chính trị đã dẫn đến sự gia tăng chênh lệch giá hoặc khả năng sinh lời của nhà máy lọc dầu trong khu vực.

Hình 15: Mức sử dụng hóa lọc dầu hàng tháng của Hoa Kỳ và PADD 3

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

Khả năng sinh lợi từ việc điều chỉnh tổng thể cũng đã được cải thiện hơn so với năm 2022 khi sự chênh lệch giữa giá dầu thô và sản phẩm hóa lọc dầu lan rộng trên tất cả các loại sản phẩm chính được cải thiện đã bị đẩy tăng lên như được minh họa trong Hình 16. Năm ngoái, GCEO 2022 đã lưu ý rằng chênh lệch giá trong khu vực đang gia tăng và có khả năng tiếp tục diễn ra. Năm 2023, những xu hướng tương tự vẫn giữ nguyên và có khả năng tiếp tục tồn tại do khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Các thị trường rộng lớn hơn đều cho thấy sức mạnh kinh tế tương đối vẫn tiếp tục diễn ra, điều đó, cùng với các những quan ngại về địa chính trị trong một thị trường năng lượng vốn đã hạn chế về nguồn cung, thì có thể được củng cố trong thời gian tới nhằm cải thiện lợi nhuận và khả năng sinh lời.

Hình 16: Giá bán lẻ xăng, dầu diesel và khoảng cách chênh lệch giữa giá dầu thô và sản phẩm hóa lọc dầu của nhà máy lọc dầu

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

Cuối cùng, đối với thương mại sản phẩm hóa lọc dầu, các xu hướng trước đây được thấy trong GCEO năm 2023 có thể sẽ tiếp tục như diễn ra ở Hoa Kỳ với vị thế là nước xuất khẩu năng lượng toàn cầu ngày càng được được củng cố. Sự gián đoạn và bất ổn trong năng lượng toàn cầu, bao gồm cả thị trường sản phẩm đã qua chế biến, có thể sẽ chứng kiến ​​sự củng cố của sức mạnh tương đối hiện tại của Hoa Kỳ về vị trí xuất khẩu trên thị trường toàn cầu, nếu không muốn nói là một số cơ hội tăng trưởng nhỏ hơn. Như thể hiện trong Hình 17, xuất khẩu ròng sản phẩm đã qua hóa lọc dầu của Hoa Kỳ tiếp tục tăng.

Hình 17: Thương mại sản phẩm hóa lọc dầu của Hoa Kỳ

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

6.2 Dầu thô

Xuất khẩu dầu thô của Hoa Kỳ được thể hiện trong Hình 18. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là nước nhập khẩu ròng dầu thô song vẫn đã mở rộng vị thế trong thương mại dầu thô toàn cầu kể từ giữa thập kỷ trước khi xuất khẩu dầu thô của Hoa Kỳ tăng từ khoảng 6% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu lên tới mức từ 12% đến 14 %. Thương mại dầu thô của Hoa Kỳ đã mở rộng nhanh chóng kể từ khi lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ được gỡ bỏ năm 2015, đặc biệt là dọc theo Bờ Vịnh, nơi chiếm gần như toàn bộ lượng dầu thô xuất khỏi bờ biển Hoa Kỳ. Các nguồn cung phần lớn lượng dầu thô xuất khẩu này cũng có nguồn gốc từ khu vực Bờ Vịnh, đặc biệt là Lưu vực Permian, và ở mức độ thấp hơn nhiều là mỏ dầu đá phiến Eagle Ford (tiểu bang Texas). Xuất khẩu dầu thô của Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng từ mức trung bình khoảng 3 triệu thùng/ngày lên đến mức trung bình hiện nay là 4 triệu thùng/ngày. GCEO 2024 nhận thấy xu hướng này tiếp tục với 4 triệu thùng/ngày có thể là “mức sàn” mới về mức nhập khẩu tổng thể.

Hình 18: Xuất khẩu và nhập khẩu dầu thô của Hoa Kỳ

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

6.3 Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng

Thương mại khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu đã được hưởng lợi đáng kể từ những bất ổn và xung đột địa chính trị đang diễn ra ở Đông Âu. Khối lượng khí đốt tự nhiên xuất khỏi bờ biển Hoa Kỳ tiếp tục được mở rộng hơn so với khả năng xuất khẩu của khu vực. Sự kiện trong hai năm qua (bao gồm cả giai đoạn 2022-2023) đã cho thấy khối lượng xuất khẩu LNG có thể dễ bị tổn thương như thế nào trước khả năng sản lượng sẵn có. Ví dụ: Vào tháng 6/2022, cảng Freeport LNG (tiểu bang Texas) là cơ sở xuất khẩu LNG lớn thứ hai dọc theo Bờ Vịnh với công suất 2 Bcf/ngày, đã phải trải qua thời kỳ căng thẳng khi cơ sở này buộc phải đóng cửa trong gần một năm. Hình 19 cho thấy sự suy giảm đáng kể về khối lượng xuất khẩu khi nhà máy này phải dừng hoạt động. Khi cơ sở này quay trở lại hoạt động trở lại hoàn toàn thì khối lượng xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ đã tăng trở lại mức trước đó là 11,3 Bcf/ngày.

Hình 19: Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

Triển vọng tăng trưởng khối lượng xuất khẩu LNG hiện đang bị thách thức. Một mặt, thị trường năng lượng toàn cầu ngày càng siết chặt, tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục và địa chính trị đặt ra các cơ hội xuất khẩu LNG đáng kể của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít cơ sở xuất khẩu LNG đạt được công suất đề xuất được cho là cần thiết để đáp ứng bất kỳ sự tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu LNG nào trong khu vực nhằm đảm bảo các hợp đồng tiêu thụ mang tính dài hạn hơn. Sự không chắc chắn dường như là thủ phạm cho sự thiếu cam kết này. Điều đáng ngạc nhiên về khả năng phục hồi sử dụng khí đốt tự nhiên của Châu Âu, sự sẵn có đến bất ngờ của các loại nhiên liệu thay thế khí đốt tự nhiên (than, dầu nhiên liệu), thời tiết ôn hòa và điều kiện kinh tế đã gây áp lực ngắn hạn đối với một số người mua ở Châu Âu. Ngoài ra, tương lai của việc sử dụng khí đốt tự nhiên ở Châu Âu cũng như khu vực Bắc Mỹ tiếp tục không chắc chắn như nguồn nhiên liệu hóa thạch và các chính sách giảm cung và cầu cũng như các hạn chế mới đối với việc sử dụng thiết bị sử dụng khí đốt tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra. Vì vậy, ít nhất là trong thời gian tới, có vẻ như “nhiều công nghệ tương tự” sẽ được ứng dụng cho việc lưu trữ khí đốt tự nhiên. Tất cả điều này có thể thay đổi với một mùa đông lạnh giá ở Châu Âu, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bất ngờ (đặc biệt là ở Châu Á) hoặc những căng thẳng địa chính trị mới và bất ngờ có thể xảy ra.

7. Triển vọng việc làm

7.1 Dự báo việc làm

Trong phần cuối cùng này của GCEO 2024, tất cả các phần trước được tổng hợp thành dự báo về công ăn việc làm của người lao động.

Công ăn việc làm được dự báo trong hai lĩnh vực rộng lớn: (1) dịch vụ và khai thác dầu khí thượng nguồn và (2) hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất. Các ngành nghề được xác định dựa trên Hệ thống phân loại ngành công nghiệp Bắc Mỹ (NAICS). Dầu khí thượng nguồn được định nghĩa bao gồm việc khai thác dầu khí (NAICS ngành 211) và các hoạt động hỗ trợ khai thác mỏ (NAICS ngành 213). Công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất hóa chất và lọc dầu bao gồm sản xuất các sản phẩm dầu mỏ và than đá (NAICS ngành 324) và sản xuất hóa chất (NAICS ngành 325). Dự báo công ăn việc làm được đưa ra cho từng lĩnh vực này đối với các tiểu bang Texas và Louisiana. Lưu ý rằng dữ liệu lịch sử gần đây có thể được Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ (BLS) sửa đổi trong tương lai, đồng thời lưu ý mỗi tập hợp số liệu cũng có thể có sự dung sai. Do vậy, một phần của “dự báo” đã xảy ra chỉ là chúng ta chưa quan sát được dữ liệu thị trường lao động mà thôi.

Công ăn việc làm ở dầu khí thượng nguồn tại cả hai tiểu bang Louisiana và Texas được thể hiện qua ba mô hình chính trong dữ liệu lịch sử được trình bày trong Hình 20. Mô hình quan trọng đầu tiên là tăng trưởng công ăn việc làm ở tiểu bang Louisiana trước năm 2015 là khá khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về công ăn việc làm ở tiểu bang Texas. Tuy nhiên, cả hai tiểu bang đều chứng kiến ​​sự sụp đổ việc làm ở thượng nguồn vào năm 2015 khi giá dầu thô cũng như số lượng giàn khoan cũng bị sụt giảm (xem Hình 2 ở Mục 2.1). Trong cuộc khủng hoảng năm 2015, tiểu bang Texas đã sa thải hơn 100.000 việc làm thượng nguồn, trong khi đó, tiểu bang Louisiana đã sa thải khoảng 18.000 người trong cùng khoảng thời gian. Sau cuộc khủng hoảng năm 2015, công ăn việc làm ở tiểu bang Texas đã tăng chậm trở lại trong khoảng cuối năm 2018 trước khi lại bắt đầu giảm nhẹ. Công ăn việc làm ở thượng nguồn tiểu bang Louisiana gần như tăng vọt trong giai đoạn này.

Cú sốc thứ ba bắt đầu vào đầu năm 2020 trước sự suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. So sánh số lượng lao động đạt mức cao nhất trong năm 2019 so với thời kỳ hậu COVID-19, tiểu bang Louisiana đã sa thải tổng cộng gần 8.700 lao động trong khi tiểu bang Texas sa thải gần 83.000 lao động. Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm thì công ăn việc làm của hai tiểu bang Louisiana và Texas lần lượt giảm 26% và 35%. Do vậy, tiểu bang Texas không chỉ sa thải nhiều lao động hơn mà còn trải qua mức giảm phần trăm lớn hơn so với tiểu bang Louisiana. Dựa trên ước tính hàng tháng gần nhất (3/2023), hai tiểu bang Louisiana và Texas đã lần lượt thu hút trở lại được gần 5.000 lao động mới và gần 42.000 lao động mới. Như vậy, tiểu bang Louisiana đã thu hút lại được 59% số lao động bị mất việc trong khi tiểu bang Texas thu hút lại được 50%.

Hình 20: Dự báo việc làm thượng nguồn

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

Hình 20 cũng cho thấy dự báo việc làm trong lĩnh vực dầu khí thượng nguồn ở hai tiểu bang Louisiana và Texas tương ứng. Dự báo kinh tế lượng dựa trên sự kết hợp của thị trường tương lai đối với dầu thô và khí tự nhiên được hiển thị trong Hình 5 cùng với kết quả đầu ra của mô hình Enverus ProdCast được hiển thị trong Hình 6.

Điều đáng lưu ý rằng với số lượng giàn khoan giảm và giá dầu thô và khí đốt đều ở trạng thái thụt lùi thì dự báo lao động giảm xuống vào năm 2023. Cụ thể, so sánh số lao động hàng năm (tức là tháng 12/2022 đến tháng 12/2023), thì số lao động ở thượng nguồn tiểu bang Louisiana được ước tính chỉ đạt bằng 0,5%. Các mô hình ước tính rằng tiểu bang Texas sẽ cắt giảm khoảng 1.900 người lao động ở thượng nguồn vào năm 2023, tương ứng với tỷ lệ giảm bớt khoảng 1%. Kết quả mô hình này phù hợp với quan sát đã đề cập trước đó rằng công ăn việc làm ở thượng nguồn ở tiểu bang Texas phản ứng theo tỷ lệ phần trăm nhiều hơn so với việc làm ở thượng nguồn tiểu bang Louisiana trước những cú sốc về giá cả.

Tiểu bang Louisiana được dự báo sẽ tạo ra khoảng 1.000 công ăn việc làm mới ở thượng nguồn vào năm 2024, tương đương khoảng 4% do tác động trễ hiện tại của giá tương đối cao và sau đó cân bằng dần dần vào năm 2025 và 2026. Tiểu bang Texas được dự báo cũng sẽ tạo ra khoảng 8.000 công ăn việc làm mới ở thượng nguồn vào năm 2024, tương đương khoảng 4%, sau đó ước sẽ đạt 2.500 công ăn việc làm mới vào năm 2025, tương đương mức tăng 1,2%, và sau đó sẽ tiếp tục tăng lên vào năm 2026. Dự báo công ăn việc làm ở thượng nguồn cả hai tiểu bang Texas và Louisiana đều sẽ đạt mức tương tự như trước đại dịch COVID-19 trong khoảng thời gian dự báo.

Hình 21: Dự báo công ăn việc làm trong ngành hóa lọc và sản xuất hóa chất

Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 3)

Dữ liệu lịch sử về lao động trong ngành hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất được thể hiện trong Hình 21. Cả hai tiểu bang Texas và Louisiana đều thể hiện hai xu hướng đáng chú ý. Đầu tiên, trước đại dịch COVID-19, cả hai tiểu bang này đã trải qua khoảng một thập kỷ của sự tăng trưởng trong các lĩnh vực này. Như đã thảo luận xuyên suốt, GCEO2024 cho rằng sự tăng trưởng công ăn việc làm mới là do các khoản đầu tư vào các lĩnh vực hóa lọc dầu đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm trên toàn cầu. Thứ hai, cả hai tiểu bang đều bị cắt giảm công ăn việc làm trong lĩnh vực hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất do suy thoái kinh tế bởi COVID-19 gây ra song những tổn thất về công ăn việc làm này không lớn bằng cả về tổng số số lượng công ăn việc làm và tỷ lệ công ăn việc làm như đã trải qua trong khu vực thượng nguồn (hoặc nền kinh tế tổng thể). Tính từ trên xuống dưới thì các tiểu bang Louisiana và Texas đã sa thải khoảng từ 2.300 và 5.700 người lao động trong ngành hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất. Đây là mức giảm chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 đến 6% ở cả hai tiểu bang trên (so với mức hơn 25% công ăn việc làm bị mất trong việc làm thượng nguồn ở mỗi tiểu bang).

Hình 21 cũng cho thấy số lượng công ăn việc làm mới dự kiến sẽ thu hút ​​trong lĩnh vực hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất. Đối với cả hai tiểu bang Louisiana và Texas, dự báo của GCEO2024 được dựa trên mối quan hệ lịch sử giữa chi tiêu vốn đầu tư và tăng trưởng việc làm cùng với chi tiêu vốn ngân sách cơ bản được trình bày ở Phần 5.

Đối với tiểu bang Louisiana, GCEO2024 dự báo số lượng công ăn việc làm mới trong lĩnh vực hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất sẽ tiếp tục theo quỹ đạo đi lên. Cụ thể, ước tính sẽ có thêm 1.060 việc làm mới được thu hút vào năm 2023, tăng khoảng 3%. Lưu ý rằng một phần kết quả đạt được vẫn là do quá trình phục hồi sau đại dịch trong khi một phần khác là do được tiếp tục rót vốn đầu tư. Đến cuối năm 2024, GCEO2024 ước tính rằng số lao động làm việc trong lĩnh vực hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất ở tiểu bang Louisiana sẽ phục hồi trở lại mức đỉnh như trước đại dịch với việc tăng thêm khoảng 700 lao động mới trên mức đỉnh đạt trước đại dịch. Từ năm 2024 đến năm 2026, GCEO2024 ước tính giữa số lượng lao động mới sẽ tăng từ 1% đến 2% mỗi năm; do đó, tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục song ở mức chậm hơn so với năm 2023 sau khi quá trình phục hồi hoàn toàn sau đại dịch được hoàn tất.

Số lao động làm việc trong lĩnh vực hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất ở tiểu bang Texas có mô hình phát triển tương tự như tiểu bang Louisiana. Vào năm 2023, số lao động làm việc trong lĩnh vực hóa lọc dầu và sản xuất hóa chất ở tiểu bang Texas cũng được dự báo sẽ vượt qua mức đỉnh điểm như trước đại dịch, tăng thêm 2.600 công ăn việc làm mới, tương đương với tỷ lệ tăng khoảng 2,5%, 1.000 lao động (2024), 1.400 lao động (2025) và 1.200 lao động mới (2026).

8. Kết luận

Có lẽ điều thú vị nhất rút ra được trong năm vừa qua là khả năng phục hồi năng lượng của Bờ Vịnh nhằm ứng phó với tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine trên thị trường năng lượng toàn cầu. GCEO2023 tuyên bố rằng năm trước (tức là năm 2022) sẽ được ghi nhớ vì cuộc xung đột Nga-Ukraine về ý nghĩa tác động của nó đối với thị trường năng lượng trên toàn cầu. Một năm trước, nhiều nhà dự báo trong nước tin rằng cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra và giá năng lượng sẽ tăng cao cũng như biến động địa chính trị sẽ xảy ra ngay sau đó song trên thực tế cả ba điều trên đều đã không xảy ra. Mặc dù nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn có thể xảy ra nhưng cho đến nay chưa thấy có cuộc suy thoái nào như vậy sẽ xảy ra. Giá dầu thô và giá khí đốt tự nhiên cũng như sự biến động về giá ở Hoa Kỳ đều nằm trong phạm vi có thể được quan sát một cách hợp lý trước cuộc xung đột Nga-Ukraine. GCEO 2022 đã từng lưu ý rằng cuộc thảo luận về chính sách năng lượng đã chuyển sang hướng tập trung an ninh năng lượng trong ngắn hạn khi người tiêu dùng trải qua mức giá mua cao hơn trước. Mặc dù quá trình loại bỏ carbon thực sự là một bước đi quan trọng trong chủ đề thảo luận cách đây một năm song an ninh năng lượng vẫn là trọng tâm và ưu tiên. Năm 2023, các khoản đầu tư vốn vào quá trình loại bỏ carbon trong công nghiệp tái xuất hiện có lẽ là chủ đề được thảo luận nhiều nhất nêu trong GCEO2024 với các bên liên quan. Điều này không có nghĩa là rủi ro địa chính trị đã đi qua. Trong những tuần trước khi công bố GCEO 2024 này thì căng thẳng địa chính trị một lần nữa lại nổi lên trong cuộc xung đột Israel-Hamas vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Hơn nữa, cuộc xung đột Nga-Ukraine cũng vẫn đang tiếp diễn. Bất chấp những căng thẳng về mặt địa chính trị, thị trường năng lượng Bờ Vịnh đã điều chỉnh và hoạt động tương đối bình thường tại thời điểm này. Về lâu dài, GCEO2024 vẫn coi Bờ Vịnh luôn có vị trí tốt là nhà xuất khẩu năng lượng ròng. Trên thực tế, sự bất ổn chính trị ở những nơi khác trên thế giới có thể củng cố Bờ Vịnh của Hoa Kỳ như một địa điểm đáng tin cậy trong việc sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc hydrocarbon như nhiên liệu hóa lỏng, sản phẩm hóa học, phân bón và polyme. GCEO2024 tiếp tục nhận thấy các cơ hội dài hạn hơn để tăng trưởng đầu tư và công ăn việc làm mới ở các lĩnh vực sản xuất năng lượng, trong khi công ăn việc làm ở dầu khí thượng nguồn được dự báo là tương đối dồi dào.

Quá trình loại bỏ carbon cũng sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp. Điều này được tăng tốc bởi thực tế là Hoa Kỳ vẫn đang trong giai đoạn đầu thực hiện đạo luật đầy tham vọng cho đến nay liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng, đó là Đạo luật Giảm thiểu lạm phát (IRA). Tuy vẫn còn những thắc mắc về những hạn chế cấp phép có thể làm giảm tính hiệu quả của IRA trong khoảng thời gian dự báo song dù sao IRA dự báo ​​sẽ đẩy nhanh đầu tư vốn vào năng lượng ít carbon hơn. GCEO 2024 tiếp tục tin tưởng rằng một yếu tố quan trọng quyết định việc tiếp tục mở rộng năng lượng của khu vực Bờ Vịnh là mục tiêu dài hạn loại bỏ carbon trong ngành năng lượng theo những phương cách cạnh tranh về mặt chi phí nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới./.

Dầu thô Mỹ không còn khả năng cạnh tranh ở châu Á

Dầu thô Mỹ không còn khả năng cạnh tranh ở châu Á

Châu Á có thể giảm nhập khẩu dầu từ Bờ Vịnh Mỹ, do giá thuê siêu tàu chở dầu đi đúng tuyến tăng cao, trong bối cảnh số công ty thuê các tàu này tăng vọt, các thương nhân cho biết trong tuần này.

Tuấn Hùng

LSU