Bờ Vịnh (Hoa Kỳ): Triển vọng năng lượng năm 2024 (Kỳ 2)
![]() |
Ảnh minh họa |
3. Sự ràng buộc trung nguồn và hoạt động đường ống dẫn
Sự khác biệt về địa lý về giá dầu thô và khí đốt tự nhiên thường thúc đẩy sự phát triển đường ống dẫn. Nếu giá tại “điểm A” cao hơn “điểm B” tại một thời điểm nhất định, các công ty sẽ có động cơ phát triển các nguồn lực vận chuyển để nắm bắt sự khác biệt về giá (hoặc “cơ sở”) này.
Tương tự như GCEO các năm trước, Hình 7 so sánh sự khác biệt về giá dầu thô ngọt nhẹ WTI (tiểu bang Texas) và LLS (tiểu bang Louisiana) với ba đường thẳng đứng được hình họa. Đường thẳng đứng đầu tiên đánh dấu mức giá tính đến tháng 1/2007, ngày mà EIA bắt đầu theo dõi hoạt động sản xuất dầu thô và khí đốt tự nhiên trong báo cáo năng suất khoan thăm dò dầu khí. Đường thứ hai đánh dấu mức giá tính đến tháng 5/2012, khi hệ thống đường ống Seaway bị đảo ngược. Ban đầu, Seaway vận chuyển dầu thô từ cảng Freeport (tiểu bang Texas) trên Bờ Vịnh Mexico tới thành phố Cushing (tiểu bang Oklahoma), nơi sẽ định giá dầu thô ngọt nhẹ WTI. Sau khi Seaway bị đảo ngược, đường ống chở dầu thô được sản xuất tại các nhà máy lọc dầu từ khu vực miền Trung lục địa (Mid-Continent) đến Bờ Vịnh (Gulf Coast). Hệ thống tuyến đường ống dẫn này phân chia chế độ tăng các hạn chế vận chuyển nội bộ với một chế độ mà những hạn chế đó đã được giải tỏa. Dòng thứ ba đánh dấu mức giá là vào tháng 12/2015 khi Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô.
Phần trên cùng của Hình 7 cho thấy tỷ lệ dầu thô được vận chuyển từ PADD 2 và PADD 4 từ miền Trung lục địa (gồm các tiểu bang thuộc vùng núi Rocky Mountain và Trung-Tây Hoa Kỳ) đến PADD 3 trên Bờ Vịnh. Từ năm 1990 đến 2007, gần như toàn bộ lượng dầu thô được vận chuyển từ miền Trung lục địa đến Bờ Vịnh qua đường đường ống dẫn. Các chủ hàng thường sử dụng đường ống vì đường sắt và tàu chở dầu khi vận chuyển thì có chi phí đắt hơn. Trong thời gian này, giá cả hai loại dầu WTI và LLS đã dịch chuyển theo từng bước. Trên thực tế, đến tháng 4/2012, hơn một nửa lượng dầu thô được vận chuyển từ miền Trung lục địa đến Bờ Vịnh bằng xà lan và đường sắt với chi phí cao vì các đường ống dẫn đã được khai thác hết công suất. Gần như ngay lập tức sau khi đường ống Seaway bị đảo ngược, xu hướng này dừng lại và tỷ trọng dầu thô vận chuyển qua đường ống dẫn bắt đầu khôi phục trở lại.
Chất lượng hai loại dầu ngọt nhẹ LLS và WTI phản ánh khá chặt chẽ những thay đổi trong phương thức vận chuyển trong giai đoạn 2007-2015. Mối tương quan chặt chẽ giữa vận chuyển và giá cả có thể giải thích từ một nửa đến 3/4 biến động giá ở mức tương đối. Nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã điều tra mức độ thành phần của nhà máy lọc dầu được nắm bắt bởi trọng lực dầu thô API có thể giải thích những khác biệt này. Hiện có bằng chứng về những hạn chế vận chuyển song không cần phải tinh chỉnh những hạn chế này.
Trong khoảng 5 năm qua, thị trường dầu thô tiếp tục ở mức cân bằng với chất lượng nhỏ cho loại dầu LLS. GCEO 2024 dự báo một khoản chênh lệch nhỏ sẽ tồn tại trong khoảng thời gian dự báo và hơn 95% lượng dầu thô được vận chuyển từ miền
Hình 7: Diễn biến dầu thô PADD 3 theo loại hình vận chuyển
![]() |
Trung lục địa đến Bờ Vịnh sẽ tiếp tục được vận chuyển qua hệ thống đường ống. Mặc dù sản lượng dầu thô được dự đoán sẽ tăng nhưng do việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường ống trong thập kỷ qua nên nhu cầu vận chuyển bằng sà lan và đường sắt cũng sẽ tăng lên là điều khó có thể xảy ra vào thời điểm này. GCEO 2023 cũng đã đặt câu hỏi liệu việc bổ sung đường ống dẫn có trở nên cần thiết hay không khi sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đạt đến mức đỉnh trước đại dịch COVID-19? Do sản lượng dầu thô vừa mới tăng đã vượt qua mức trước đại dịch và hiện đang đạt mức cao lịch sử, mặc dù chỉ là ở một mức độ nhỏ. Thời gian sẽ cho biết liệu những hạn chế về đường ống dẫn có trở nên phổ biến trong tương lai hay không. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, thị trường dường như cân bằng với một phần nhỏ lượng dầu thô được vận chuyển bằng tàu chở dầu và đường sắt và sự khác biệt về giá tối thiểu giữa các không gian. Nếu sản lượng dầu thô tiếp tục tăng, GCEO 2024 sẽ theo dõi xem liệu chênh lệch giá xuất hiện hay không để gửi tín hiệu giá bổ sung đối với công suất đường ống dẫn.
Sự khác biệt về giá theo không gian đáng chú ý hơn sự thúc đẩy đầu tư vào trung nguồn là giá khí đốt tự nhiên mang tính quốc tế. Hình 8 cho thấy chuỗi lịch sử của Trung tâm Henry Hub (Bờ Vịnh của Hoa Kỳ), Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu (TTF: chuẩn châu Âu) và Marker Nhật Bản-Hàn Quốc (JKM: chuẩn châu Á). Gần đây, vào năm 2020, khí đốt tự nhiên được giao dịch ở mức giá tương tự (trong khoảng gần 0,50 USD mỗi MMBtu) ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á. Nhưng điều này đã thay đổi đáng kể chỉ sau vài năm. Trong dữ liệu đầy đủ của tháng gần đây nhất có sẵn, vào tháng 8/2023, giá khí đốt tự nhiên ở Châu Á (đại diện bởi JKM) là khoảng 350% đắt hơn so với giá Bờ Vịnh, trong khi giá khí đốt tự nhiên ở Châu Âu (đại diện là TTF) đắt hơn khoảng 290%. Vì vậy, những hạn chế ở trung nguồn đối với khí đốt tự nhiên nằm giữa các địa điểm quốc tế song không nhiều ở Hoa Kỳ. Mặc dù không được hiển thị ở đây, giá dầu thô thế giới đã không biến động nhiều như giá khí đốt tự nhiên với giá dầu Brent (ở Châu Âu) giao dịch ở mức thấp hơn 5 USD/thùng so với giá dầu ngọt nhẹ WTI (ở Hoa Kỳ).
Hình 8: Henry Hub (HH), Marker Nhật Bản Hàn Quốc (JKM) và Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu (TTF) giá khí đốt tự nhiên
![]() |
4. Lĩnh vực điện
4.1 Các mức giá bán lẻ
Điện là đầu vào quan trọng cho sản xuất năng lượng khi mà có thể chiếm tới 75% tổng chi phí sản xuất biến đổi. Vì vậy, khả năng cạnh tranh về giá điện trong khu vực có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực. Bờ Vịnh tiếp tục là khu vực có mức giá điện bán lẻ công nghiệp rất cạnh tranh. Hình 9 cho thấy giá bán lẻ điện công nghiệp gần đây (2022) ở Hoa Kỳ và từng tiểu bang.
Giá bán lẻ điện công nghiệp trung bình toàn quốc rơi vào khoảng 0,08 USD mỗi kilowatt giờ (kWh), cao hơn đáng kể so với mức giá điện trung bình tổng hợp của khu vực Bờ Vịnh là khoảng 0,07 USD/kWh, điều này khiến cho khu vực này chiếm lợi thế về giá điện với tỷ lệ14%. Tất cả các tiểu bang Vùng Vịnh Mexico, trên cơ sở từng tiểu bang, đều có giá điện thấp hơn giá bán lẻ điện công nghiệp trung bình toàn quốc, trong đó tiểu bang Mississippi dẫn đầu về giá bán lẻ điện công nghiệp trong khu vực với giá bán lẻ điện công nghiệp cạnh tranh. Tiểu bang Texas có tỷ lệ bán lẻ điện công nghiệp còn thấp hơn tiểu bang Louisiana khoảng 5%.
Biểu 9: Giá bán lẻ điện công nghiệp
![]() |
Mặc dù không được thể hiện trên hình họa, Bờ Vịnh đã có giá bán điện cạnh tranh hơn so với giá trung bình toàn quốc trong thập kỷ qua. Trong khoảng thời gian từ 2014 - 2020, Bờ Vịnh đã chứng kiến sự chênh lệch về giá bán lẻ điện công nghiệp thực sự trở nên thuận lợi hơn so với mức trung bình chung của Hoa Kỳ. Tuy vậy, sự chênh lệch về giá bán lẻ điện đã được siết chặt trong những năm gần đây mặc dù hiệu suất nhiệt điện đã được cải thiện trong khu vực, đặc biệt là đối với các tiện ích trong khu vực MISO (Nhà điều hành hệ thống độc lập miền Trung lục địa) gồm 13 tiểu bang của Hoa Kỳ. Giá bán điện đã tăng vào năm 2021 và 2022 mà phần lớn là do sự gia tăng giá khí đốt tự nhiên xảy ra trong mùa sưởi ấm 2021-2022. Tuy nhiên, trong khi những thay đổi về giá khí đốt tự nhiên được giải thích cho việc tăng giá điện ở Bờ Vịnh và trên toàn quốc song điều đó không giải thích sự nén chênh lệch giữa hai khu vực. Việc áp dụng các chính sách thúc đẩy sản xuất điện (như năng lượng tái tạo) hoặc không phụ tải điện với ít phát thải CO₂ hơn so với đầu tư vốn phụ thuộc vào tăng trưởng (chẳng hạn như các khoản đầu tư nhằm vào khả năng phục hồi và hiện đại hóa), có thể là một lời giải thích cho sự nén ngày càng tăng này.
4.2 Gia tăng thực tế nghĩa vụ cung cấp điện
Hình 10 cho thấy xu hướng trong doanh số bán điện của cả Hoa Kỳ và khu vực. Đầu tiên, tăng trưởng doanh số bán điện của Hoa Kỳ đã tương đối bằng phẳng trong thập kỷ qua. Ví dụ, so sánh tổng doanh số bán GWh cho tất cả khách hàng tại Hoa Kỳ vào năm 2007 (năm có lượng tiêu thụ cao nhất trước cuộc Đại suy thoái) với năm gần đây nhất có sẵn (2022) thì doanh số bán điện hiện tại (2022) chỉ bằng 4% so với báo cáo vào năm 2007 (mức doanh thu hàng năm cao nhất gần đây nhất). Đã có một số suy đoán rằng nhu cầu điện trên toàn quốc có thể bắt đầu tăng nếu xu hướng điện khí hóa phương tiện, máy bơm nhiệt, bếp lò nướng và các thiết bị gia dụng khác. Tuy vậy, cho đến nay, phụ tải điện của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ở mức khá bằng phẳng.
Tuy vậy, Bờ Vịnh cũng đã chứng kiến những xu hướng khác nhau với doanh số bán điện tăng 21% trong cùng khoảng thời gian này. Mặc dù không được trình bày ở đây song doanh số bán điện của Bờ Vịnh tăng do được thúc đẩy bởi doanh số bán điện công nghiệp. Khu vực Bờ Vịnh chiếm hơn 18% doanh số bán điện công nghiệp của Hoa Kỳ (2007) và chiếm hơn 21% doanh số bán điện công nghiệp toàn quốc (2023). Sự tăng trưởng về doanh số bán điện công nghiệp được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất năng lượng thì sẽ được thảo luận thêm ở Phần 5.
Hình 10: Doanh số bán điện của Hoa Kỳ và Bờ Vịnh
![]() |
4.3 Phát thải khí carbon CO₂
Phát thải khí nhà kính (GHG) liên quan đến sản xuất điện được trình bày trong Hình 11. Lưu ý rằng dữ liệu này là có sẵn với độ trễ, do đó chỉ có sẵn cho đến năm dương lịch 2021. Từ năm 2013 đến năm 2020, lượng phát thải khí CO₂ liên quan đến sản xuất điện của Hoa Kỳ và Bờ Vịnh đã giảm từ 29% xuống còn 21%, tương ứng. Những sự sụt giảm này là do sự phát triển ở mức độ lớn hơn về năng lượng tái tạo và sự hiệu suất điện nhiệt tăng đáng kể của các tiện ích của khu vực. Lượng khí thải CO₂ đã tăng cả trên toàn quốc và Bờ Vịnh từ năm 2020 đến năm 2021 mà phần lớn là do giá khí đốt tự nhiên cao, do đó đã chuyển đổi sang các nhà máy điện than. Mặc dù năm vừa qua có sự gia tăng về lượng khí thải CO₂, GCEO 2024 dự báo xu hướng tiếp tục giảm lượng khí thải CO₂ liên quan đến năng lượng. Điều này là do (1) tăng cường thâm nhập năng lượng tái tạo và (2) nhiên liệu đốt hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với khí đốt tự nhiên khi mà các nhà máy cũ ngừng hoạt động và các nhà máy mới đi vào hoạt động.
Hình 11: Lượng khí thải carbon dioxide CO₂ của Hoa Kỳ và Bờ Vịnh từ sản xuất điện
![]() |
4.4 Đầu tư năng lực
Hình 12 cho thấy công suất phát điện trước đây và dự kiến theo nguồn nhiên liệu cho khu vực Bờ Vịnh. Các dự báo được phát triển bởi S&P Global Market Intelligence. Điều thú vị là khoảng 65.000 MW công suất phát điện mặt trời hiện đang trong giai đoạn quy hoạch hoặc đang xây dựng ở khu vực Bờ Vịnh. Mặc dù không được hiển thị trong hình này, riêng ở MISO, tiểu bang Louisiana hiện có khoảng 21.200 MW công suất năng lượng mặt trời đang được xếp hàng hòa vào mạng lưới điện. Con số này cao gần gấp đôi so với khoảng 11.500 MW được báo cáo trong GCEO 2022. Đối với nhiều quan điểm thì công suất điện mặt trời ở khu vực Bờ Vịnh gần đây chỉ là dưới 100 MW vào năm 2011. Hình 12 cũng cho thấykhoảng 12.000 MW công suất điện gió hiện đang trong giai đoạn quy hoạch. Ở vị trí thứ ba, khí đốt tự nhiên có công suất khoảng 10.000 MW hiện đang được quy hoạch trong khu vực.
Lưu ý rằng mặc dù công suất năng lượng mặt trời có thể sẽ tăng trưởng đáng kể nhưng vào năm 2020, điện mặt trời trên toàn quốc sẽ có hệ số công suất xấp xỉ 25% so với 35% của điện gió và 57% đối với chu trình hỗn hợp khí thiên nhiên. Do đó, mặc dù công suất năng lượng mặt trời có thể tăng trưởng rất tốt trong khoảng 5 năm tới song cần lưu ý rằng biểu đồ này cho thấy đây là công suất lắp đặt chứ không phải tỷ lệ điện được tạo ra. Năm 2022 (là năm có đầy đủ dữ liệu gần đây nhất), khí đốt tự nhiên chiếm tới 40% lượng điện được tạo ra trên toàn quốc, điện gió chiếm 10% và năng lượng mặt trời thì chiếm tỷ lệ ít hơn. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện có thể tăng lên song khí đốt tự nhiên có thể sẽ là nguồn nhiên liệu lớn nhất trong một thời gian nữa.
Hình 12: Công suất và triển vọng phát điện ở Bờ Vịnh
![]() |
5. Hoạt động sản xuất năng lượng
5.1 Sản xuất năng lượng
Các xu hướng gần đây trong sản xuất năng lượng trong khu vực nhấn mạnh khả năng phục hồi đầu tư của Bờ Vịnh phát triển năng lượng như minh họa trong Hình 13. Những năm trong và sau đại dịch COVID-19 đã làm chậm lại sự phát triển chung của ngành năng lượng. Hiện có tới 40 tỷ USD vốn đầu tư dự án được công bố vào năm 2021, trong khi số liệu cuối cùng đã được công bố là vào khoảng 31 tỷ USD mà thôi tức là mức thấp hơn 22%. Tương tự như vậy, đã có 43 tỷ USD được công bố đầu tư khu vực trong năm 2022 như đã nêu tại GCEO 2023 khi mà số tiền đầu tư thực tế chỉ đạt khoảng 38 tỷ USD, như vậy một lần nữa vốn đầu tư thực tế đạt mức thấp hơn song không có chênh lệch đến mức khiến các nhà phát triển kinh tế khu vực phải quan ngại, đặc biệt là trong một môi trường chứng kiến chi phí tài chính ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, việc tập trung vào những khác biệt sẽ bỏ lỡ chỉ dấu lớn hơn về mức độ đầu tư vào khu vực. Kể từ năm 2013, việc phân bổ dòng tiền đô la đầu tư vào sản xuất năng lượng đã được hưởng lợi nhuận đôi chút trên cơ sở tương đối, theo đó, các tiểu bang Louisiana đạt 144 tỷ USD hay 55%, Texas: 116 tỷ USD hay 44% và phần còn lại của Bờ Vịnh: 1,8 tỷ USD, hoặc ít hơn 1%.
Hình 13: Đầu tư sản xuất năng lượng của Công ty dịch vụ năng lượng GOM theo tiểu bang
![]() |
Kể từ năm 2013, Bờ Vịnh đã tiếp nhận được hơn 262 tỷ USD đầu tư vào dự án sản xuất năng lượng, tương đương với 23,8 tỷ USD mỗi năm. Sự phát triển của khoản đầu tư này đã thay đổi đáng kể bắt đầu từ giai đoạn 2008 với những nâng cấp và mở rộng lớn tại các cơ sở hiện có cho đến mở rộng công suất mới đáng kể và các dự án mỏ khai thác xanh trong giai đoạn sau 2013 (bao gồm cả những dự án liên quan đến phát triển khả năng xuất khẩu năng lượng), và ngày nay, trọng tâm mới là chuyển đổi các cơ sở sản xuất năng lượng hiện tại có nhận thức hơn về cường độ carbon. GCEO 2024 dự báo, theo thời gian, các khoản đầu tư chuyển đổi năng lượng sẽ chiếm hơn một nửa tổng số vốn đầu tư vào sản xuất năng lượng trong khu vực, đặc biệt là trong khoảng thời gian sau này.
Hiện các công bố sản xuất năng lượng trong khu vực hiện tại cao hơn đáng kể so với GCEO 2023, trong đó xác định khoảng 175 tỷ USD trong các công bố là nguồn chi tiêu vốn đầu tư mới. Triển vọng đầu tư năm 2024 xác nhận có tới 222 tỷ USD vốn đầu tư được công bố đến năm 2030, con số cao hơn 26% so với GCEO 2023 đã xác nhận có tới 69% tổng vốn đầu tư vào sản xuất năng lượng sẽ được đặt tại tiểu bang Louisiana, nơi mà phần lớn được thúc đẩy bởi đầu tư xuất khẩu LNG. Năm 2023, số lượng công bố chưa đầy đủ về vốn đầu tư của tiểu bang Louisiana đã giảm xuống chỉ còn khoảng 57%, trong khi tiểu bang Texas lại đã tăng tỷ trọng đầu tư vốn trong khu vực tương ứng lớn hơn. Sự gia tăng đầu tư vào tiểu bang Texas phần lớn được thúc đẩy bởi một số dự án chuyển đổi năng lượng quan trọng ở khu vực Houston rộng lớn hơn, đặc biệt là những dự án liên quan đến thu hồi và lưu trữ carbon (CCS).
GCEO 2023 cũng đã lưu ý rằng các khoản đầu tư “chuyển đổi năng lượng” hay những khoản đầu tư dành riêng cho việc giảm lượng khí thải carbon công nghiệp trong tương lai, đang ngày càng trở thành một hình thức đầu tư công nghiệp khu vực quan trọng hơn. GCEO 2024 đã xác định các khoản đầu tư chuyển đổi năng lượng trong khu vực đã công bố ở mức khá lớn 79 tỷ USD hay 36% tổng số đầu tư vào sản xuất năng lượng trong thập kỷ tới. Năm ngoái, các khoản đầu tư chuyển đổi năng lượng được công bố chiếm 29 tỷ USD, tương đương 16% tổng đầu tư sản xuất năng lượng được công bố. Do đó, cả về quy mô và số lượng các công bố chuyển đổi năng lượng đều tăng lên. Mối quan tâm đặc biệt đến quá trình chuyển đổi năng lượng là các dự án CCS được công bố cho khu vực Bờ Vịnh. Các cơ sở CCS này đang được thiết kế để thu hồi lượng khí thải carbon CO₂ từ các cơ sở công nghiệp, hoặc trong một số trường hợp, trực tiếp từ khí quyển ở nơi được gọi là cơ sở “thu giữ không khí trực tiếp” (direct air capture-DAC).
Cho đến nay, hiện có một số lượng đáng kể các cơ sở CCS lớn đã được công bố cho khu vực Bờ Vịnh mà hầu hết trong số đó dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2029. Nếu những dự án này trở thành hiện thực thì đến năm 2028, khu vực này có thể đạt gần 200 triệu tấn CO₂ có khả năng lưu trữ hàng năm, một con số có thể có tác động tích cực đáng kể đến mục tiêu trung hòa carbon của nhiều ngành công nghiệp và các nhà hoạch định chính sách dọc theo Bờ Vịnh.
Hình 14: Đầu tư sản xuất năng lượng của Công ty GOM theo ngành
![]() |
Sản xuất ở Bờ Vịnh
- Từ năm 2011 - 2022 có khoảng 212 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực lọc dầu, hóa chất và xuất khẩu hydrocarbon trên khắp khu vực Bờ Vịnh.
- Khoảng 106,5 tỷ USD, hay 50% vốn đầu tư dành cho tiểu bang Louisiana.
- Hiện tại có thêm 170,5 tỷ USD vốn đầu tư được thông báo chiếm khoảng 52% trong số các công bố ở tiểu bang Louisiana.
5.2 Triển vọng sản xuất năng lượng
Như được hiển thị trong Hình 14, GCEO 2024 xác định các công bố sản xuất năng lượng mới trị giá 222 tỷ USD từ năm 2022 - 2030. Con số này thể hiện mức tăng trưởng 47 tỷ USD tương đương 26% trong tổng doanh thu khu vực đầu tư vốn so với GCEO năm ngoái trong cùng một khoảng thời gian tương đương. Trong khi tổng số tiền đầu tư đang giảm, điều khác biệt trong triển vọng này so với những năm trước là sự gia tăng trong “đầu tư năng lượng chuyển đổi” mới. Ví dụ, Bảng 1 chia các khoản đầu tư thành bốn loại chính: (a) Đầu tư LNG; (b) đầu tư vào ngành công nghiệp hóa chất/phi LNG; (c) đầu tư chuyển đổi năng lượng; và (d) các khoản đầu tư “khác”. Tổng cộng các khoản đầu tư chuyển đổi năng lượng này chiếm 79 tỷ USD và bao gồm một loạt các kế hoạch và quy trình mới và sáng tạo để cắt giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm CCS, hydrogen “xanh”, amoniac “xanh” và các quy trình hydro/amoniac “xanh” khác nhau. Lưu ý rằng việc sản xuất năng lượng tái tạo ở quy mô tiện ích không được bao gồm trong danh mục này và đã được đã thảo luận trước đó trong phần triển vọng công suất điện. Mặc dù không nêu rõ ràng từ Bảng 1, nhưng GCEO2023 hình dung các khoản đầu tư liên quan đến chuyển đổi năng lượng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới và cuối cùng bắt kịp hoặc thậm chí là đối thủ với mức đầu tư LNG và phi LNG truyền thống hơn.
Bảng 1: Tổng mức đầu tư theo Công ty GOM
![]() |
Tiểu bang Louisiana hiện dẫn đầu khu vực Bờ Vịnh về tổng số công bố đầu tư vào sản xuất năng lượng với số tiền lên tới 127,5 tỷ USD vào năm 2030 (chiếm 57% tổng số). Giống như GCEO năm ngoái, các khoản đầu tư vào LNG chiếm ưu thế trong triển vọng đầu tư vào sản xuất năng lượng với tổng trị giá lên tới 114,7 tỷ USD đầu tư vào những năm xa hơn của giai đoạn triển vọng, hầu hết trong số đó được dành cho tiểu bang Louisiana. Các khoản đầu tư phi LNG (28,3 tỷ USD), chủ yếu liên quan đến đầu tư nâng cấp hóa chất và nhà máy lọc dầu, ước tính chiếm khoảng 12,7% tổng đầu tư khu vực đồng đều hơn và cân bằng giữa Texas và Louisiana.
Dầu thô Mỹ không còn khả năng cạnh tranh ở châu Á Châu Á có thể giảm nhập khẩu dầu từ Bờ Vịnh Mỹ, do giá thuê siêu tàu chở dầu đi đúng tuyến tăng cao, trong bối cảnh số công ty thuê các tàu này tăng vọt, các thương nhân cho biết trong tuần này. |
Tuấn Hùng
LSU