Bộ Năng lượng Nga xác nhận sẽ tham gia Ủy ban kỹ thuật OPEC+ nhóm họp vào ngày 18/03

08:35 | 19/03/2020

|
(PetroTimes) - Gía dầu thô đã giảm hơn 30% sau khi Thỏa thuận OPEC+ đổ vỡ. Cả Nga và Saudi Arabia đã sẵn sàng “tràn ngập” thị trường với dầu giá rẻ. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết, thị trường toàn cầu đang chứng kiến sự kiện chưa từng có trong lịch sử dầu mỏ - một sự kết hợp giữa dư thừa nguồn cung lớn và một cú sốc mạnh ở cấp độ toàn cầu.     
bo nang luong nga xac nhan se tham gia uy ban ky thuat opec nhom hop vao ngay 1803

Sự sụt giảm thảm khốc của giá dầu giáng một đòn nặng nề từ những công ty dầu khí hàng đầu như Exxon Mobil đến những người thợ khoan ở miền Tây Texas. Nó sẽ đánh vào ngân sách các quốc gia phụ thuộc và dầu mỏ từ Iraq đến Nigieria và cũng có thể định hình lại quan hệ chính trị toàn cầu, làm xói mòn ảnh hưởng của các quốc gia như Saudi Arabia. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thể thất bại khi nhiên liệu hóa thạch trở nên cạnh tranh hơn so với năng lượng tái tạo

Nhu cầu tiêu thụ suy giảm mạnh do Covid-19, thị trường dầu mỏ đang chìm sâu vào hỗn loạn về triển vọng cung cấp dầu thô giá rẻ. Saudi Arabia tuyên bố giảm giá chính thức lớn nhất trong vòng 20 năm qua. Saudi Aramco cũng có kế hoạch tăng sản lượng trên 10 triệu thùng./ngày vào tháng 4 và có thể đạt mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày. Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga lên kế hoạch nâng sản lượng dầu ngay khi Thỏa thuận OPEC+ hiện tại kết thúc. Rosneft sẽ bắt đầu tăng sản lượng vào ngày 01/4, thêm 300.000 thùng/ngày trong vòng vài tuần.

Trong lúc đó, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo suy giảm tiêu thụ dầu thô toàn cầu năm 2020.

Trong báo cáo Oil2020, IEA nhận định tiêu thụ dầu thô của thế giới sẽ giảm trong năm 2020 do suy giảm hoạt động kinh tế toàn cầu (bao gồm cả hoạt động logistics) và sự hoành hành của Covid-19. Giám đốc điều hành của IEA Fatih Birol cho biết, cuộc khủng hoảng Covid- 19 ảnh hưởng đến nhiều thị trường năng lượng, bao gồm than, khí đốt, năng lượng tái taọ và đặc biệt là thị trường dầu thô vì dịch bệnh ngăn cản dòng người và dòng hàng hóa dịch chuyển, giáng một đòn nặng nền đối với nhu cầu nhiên liệu cho vận tải.

Đầu tháng 02/2019, IEA đã dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2020 sẽ tăng 825.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của Covid-19, IEA nhận định, tiêu thụ dầu thô toàn cầu trung bình sẽ giảm 90.000 thùng/ngày so với năm 2019. Bên cạnh đó, IEA nhận định, ở kịch bản lạc quan khi thế giới đẩy lùi sớm Covid-19, nhu cầu tiêu thụ dầu thô năm 2020 có thể tăng 410.000 thùng/ngày. Ở kịch bản bi quan, nhu cầu tiêu thụ có thể giảm tới 730.000 thùng/ngày. Đến năm 2021, tổ chức này cũng kỳ vọng thị trường tiêu thụ thế giới phục hồi và có thể tăng trưởng hàng năm xấp xỉ 1 triệu thùng/ngày.

Trong bối cảnh đó, tin Bộ Năng lượng Nga xác nhận sẽ tham gia Ủy ban kỹ thuật OPEC+ nhóm họp vào ngày 18/03 đem lại hy vọng mới sáng sủa hơn cho thị trường trong cơ khủng hoảng. Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksander Novak vẫn khẳng định duy trì cơ chế phối hợp trong OPEC+ và tình hình thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả.

Tuy nhiên nếu OPEC+ tiếp tục thất bại ngày 18/03?

Thỏa thuận OPEC+ bắt đầu từ tháng 11/2016 đã giảm nguồn cung dầu thô 4,4 triệu thùng/ngày, trong khi các nước khác (chủ yếu là Mỹ) đã tăng sản lượng thêm 5,7 triệu thùng/ngày, như vậy, để cân bằng thị trường cần cắt giảm thêm 1-1,3 triệu thùng/ngày.

Nếu OPEC+ không đạt được thỏa thuận, từ ngày 01/04 sẽ có thêm ít nhất 2,6 triệu thùng dầu được tung ra thị trường, và theo nhận định của Goldman Sachs, giá dầu có thể chạm mức 20 USD/thùng.

Viễn Đông