Bản tin Dầu khí chiều 7/4

17:05 | 07/04/2020

|
(PetroTimes) - Petrotimes xin gửi quý bạn đọc thông tin mới nhất về ngành Dầu khí thế giới.    
ban tin dau khi chieu 74Bản tin Dầu khí sáng 7/4
ban tin dau khi chieu 74Bản tin Dầu khí chiều 6/4

1, Sputnik - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không loại trừ trong trường hợp cần thiết Mỹ sẽ quyết định giảm sản lượng khai thác dầu theo nhóm OPEC+. Đó là quyết định cần chúng ta thông qua. Có thể chúng ta sẽ thông qua, cũng có thể không”, ông Trump nói trong buổi họp báo khi trả lời câu hỏi liệu Hoa Kỳ có giảm sản lượng khai thác dầu hay không, nếu các thành viên nhóm OPEC+ đề nghị Washington điều này.

2, Hôm nay (7/4) , dầu tăng 3%, dầu Brent tăng 93 cent, tương đương 2,8%, lên mức 33,98 USD / thùng vào lúc 11giờ 31 phút theo giờ Hà Nội, dầu thô của Mỹ tăng 79 cent, tương đương 3,03%, lên mức 26,87 USD / thùng.

3, Qatar, nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới, đang giao dịch loại trái phiếu giá trị lớn để củng cố tài chính đối phó với đại dịch và chiến tranh giá dầu toàn cầu.

4, Nhu cầu dầu trên toàn thế giới đã giảm khoảng 30%, tương đương khoảng 30 triệu thùng/ ngày, trong khi Ả Rập Saudi và Nga đang đẩy ra thị trường lượng dầu dư cung lớn.

5, Các nhà sản xuất dầu lớn bao gồm Ả Rập Saudi và Nga có thể sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng tại cuộc họp hôm thứ Năm nhưng chỉ khi Mỹ tham gia cuộc họp. Một nguồn tin cho biết “ không có Mỹ, thì sẽ không có thỏa thuận nào cả”.

6, Công ty dầu khí quốc gia Pemex cho biết, giá dầu xuất khẩu của Mexico trung bình đạt 18,66 USD/thùng vào thứ Hai (6/4), giảm nhẹ so với mức 20,48 USD/thùng đã định vào thứ Sáu (3/4).

7, Cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Matehar Muhammad Salih, phủ nhận việc trì hoãn dự luật ngân sách chung năm 2020 sang năm tới, nhưng nhấn mạnh rằng giá dầu sụt giảm sẽ thay đổi cấu trúc của dự luật. Ước tính giá dầu là 56 USD/thùng trong ngân sách, nhưng sau khi giá dầu giảm, dự luật trên sẽ được cơ cấu lại, vì Iraq phụ thuộc vào 90% dầu nhập khẩu.

8, Ả Rập Saudi đang ép Nga cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày – đúng bằng số lượng dự kiến cắt giảm khi Nga từ chối tham gia và dẫn đến đổ vỡ OPEC+. Hạn mức cắt giảm 10 triệu thùng/ngày đang dự kiến phân bổ như sau:

• Ả Rập Saudi 3,0 triệu;

• Nga, Iraq, UAE mỗi nước 1,5 triệu;

• Các thành viên khác 2,5 triệu (Mỹ giữ nguyên quan điểm không tham gia OPEC+).

Đáng lưu ý, tính theo sản lượng hiện tại. So với thời điểm OPEC+ hết hiệu lực, Ả Rập Saudi đã tăng sản lượng thêm 2,5 triệu, UAE 1,0 triệu, Nigeria 0,5 triệu và Iran 0,2 triệu thùng/ngày.

9, Chính Phủ Nhật Bản tuyên bố gói hỗ trợ kinh tế trị giá 990 tỷ USD (20% GDP) nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, trong đó khoảng 55 tỷ USD sẽ được chi trả trực tiếp cho hộ dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với khó khăn.

Chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng tại Tokyo và 6 tỉnh khác. Tính đến thời điểm này, Nhật Bản ghi nhận hơn 4000 ca lây nhiễm Covid-19 và 93 ca tử vong.

Gói cứu trợ đã đẩy nợ công nước này lên trên 10 nghìn tỷ USD (gấp hơn 2 lần GDP).

10, Theo Reuters (07/4): Tập đoàn dầu khí Total thông báo bán tài sản dầu khí tại Brunei, Sierra Leone và Liberia với tổng giá trị hơn 400 triệu USD. Theo đó, Total đóng cửa và bán công ty Total E&P Deep Offshore Borneo BV cho tập đoàn Shell, đồng thời bán các doanh nghiệp dịch vụ và tiếp thị của hãng tại Liberia và Sierra Leone cho công ty Conex Oil&Gas Holding. Giám đốc tài chính của Total Jean-Pierre Sbraire cho biết, thanh lý một số tài sản ở nước ngoài hiện nay hỗ trợ đáng kể kế hoạch hành động vượt khủng hoảng của hãng trong bối cảnh giá dầu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

P.V