Anh xem xét chấm dứt các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Bắc vào năm 2040
![]() |
![]() |
![]() |
Đại diện cơ quan Chính phủ Anh cho biết việc xem xét chế độ cấp phép dầu khí sẽ nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu khí thải cân bằng (net-zero emissions) vào năm 2050. Cam kết này đã được thể hiện trong Sách Trắng Năng lượng của Anh tháng 12/2020; trong đó có Thỏa thuận Chuyển đổi Biển Bắc (North Sea Transition Deal), nhằm tạo ra việc làm, cơ hội kinh doanh và thương mại mới trên cơ sở chuyển đổi ngành theo hướng các-bon thấp hơn.
Mặc dù trữ lượng các mỏ dầu khí ở Biển Bắc đã giảm dần nhưng vẫn đóng một vai trò đáng kể trong chiến lược lâu dài cũng như nhu cầu sản xuất nhựa và hóa chất của nước Anh. Hơn 30% nguồn điện được sản xuất từ các nhà máy khí và 40% nhu cầu năng lượng tổng thể của nước Anh được cung cấp từ các nguồn dầu khí ngoài khơi. Bức tranh năng lượng của Anh sẽ thay đổi trong tương lai với việc các tuốc bin gió và xe điện sẽ trở nên phổ biến hơn. Các công ty khoan và thăm dò đang đầu tư mạnh mẽ vào việc cắt giảm khí thải trong các hoạt động của mình. Bước đi này của nước Anh đã có tiền lệ ở châu Âu. Năm 2020, Đan Mạch, từng là nước sản xuất dầu và khí lớn nhất ở châu Âu, đã quyết định chấm dứt tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Bắc vào năm 2050.
Đại diện ngành dầu khí ngoài khơi của Anh ghi nhận nhu cầu cấp thiết phải thay đổi và chuyển đổi năng lượng, cam kết với mục tiêu khí thải cân bằng vào năm 2050, tăng cường đầu tư phát triển các công nghệ xanh và hợp tác với Chính phủ trong mục tiêu đề ra./.
Thanh Bình
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump