Anh cấm vận Nga, Đức lãnh đủ
![]() |
RWE đã "hủy hợp đồng cung cấp dài hạn với than của Nga", gây ra khoản phí "khoảng 850 triệu euro" được ghi nhận trong kết quả của quý đầu tiên của năm 2021, tập đoàn cho biết trong một thông cáo báo chí.
RWE giải thích: Chính phủ Anh hồi tháng 3 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành đường sắt Nga (RZD) sau cuộc chiến Ukraine, có nghĩa là đối với RWE, với tư cách là một công ty hoạt động tại Anh, "không có than của Nga nào được chấp nhận".
EU đã quyết định cấm nhập khẩu than từ Nga từ tháng Tám tới.
RWE, một trong những nhà sản xuất điện lớn nhất trên cựu lục địa cùng với EDF của Pháp, đã đóng cửa nhà máy nhiệt điện than cuối cùng ở Vương quốc Anh vào năm 2020 nhưng vẫn vận hành một số nhà máy ở Hà Lan và Đức.
Tập đoàn cũng đã giảm gần 2/3 khí đốt nhập khẩu của Nga thông qua các hợp đồng dài hạn.
Giám đốc tài chính của RWE, Michael Müller, giải thích rằng các biện pháp trừng phạt mới của Nga đối với khoảng 30 công ty năng lượng phương Tây hiện tại "không có tác động cụ thể nào".
Từ tháng 1 đến tháng 3, tập đoàn RWE, hiện tập trung vào năng lượng tái tạo, được hưởng lợi từ sự gia tăng đáng kể của giá điện: lợi nhuận ròng của họ trong quí 1 tăng hơn gấp đôi lên 735 triệu euro.
Dự báo lợi nhuận ròng điều chỉnh cho năm 2022 đã được xác nhận, dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 1,3 đến 1,7 tỷ euro.
Nh.Thạch
AFP
- Trung Quốc dồn dập tập trận ở Biển Đông: Chủ đích và thông điệp đáng quan ngại
- Dự báo giá dầu: Giá dầu chững do thị trường lo ngại về khả năng nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế
- Giá dầu hôm nay 26/5 tăng do nguồn cung thắt chặt
- Tại sao Ấn Độ chọn trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine?
- Nigeria thu giữ 6 triệu lít dầu bị đánh cắp
- Giá dầu hôm nay 25/5 bật tăng trở lại
- Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra năm hành động thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng tái tạo
- Giá dầu diesel tăng vọt khiến Nhà Trắng lo lắng
- Bản tin năng lượng xanh: Phương Tây đồng loạt đưa ra các kế hoạch đẩy nhanh chuyển đổi NLTT, loại bỏ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga
- Ba Lan nói Na Uy nên chia sẻ lợi nhuận dầu khí "khổng lồ" của mình