Xuất khẩu dầu: Iran tiến bộ trong kế hoạch né vùng Vịnh

09:00 | 02/10/2019

|
(PetroTimes) - Iran đang đạt tiến bộ trong kế hoạch xuất khẩu dầu không phải chủ yếu từ vùng Vịnh, mà từ một cảng trên Biển Oman, theo thông tin chính thức được công bố ngày 30/9.
xuat khau dau iran tien bo trong ke hoach ne vung vinh
Cảng xuất khẩu dầu Jask của Iran

Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC) ngày 30/9 đã ký với ba công ty địa phương một hợp đồng trị giá khoảng 48 triệu euro, bao gồm việc cung cấp 50 máy bơm cho dự án đường ống nối khu vực Bouchehr, trên vùng Vịnh tới Bandar-e Jask, ở phía bên kia eo biển Hormuz, theo cơ quan chính thức của Bộ Dầu khí Iran (Shana). "Việc xây dựng đường ống Goreh-Jask và trạm tiếp nhận dầu thô tại cảng Jask là một trong những dự án ưu tiên của NIOC”, Shana, cho biết.

Dự án, dài khoảng 1.000 km, sẽ đưa dầu từ Goreh ở tỉnh Bouchehr đến Jask, nơi sẽ trở thành cảng xuất khẩu "tầm quan trọng chiến lược của đất nước", Shana nói thêm. Theo Irna, cơ quan thông tấn chính thức của Iran, lô dầu xuất khẩu đầu tiên từ Jask sẽ diễn ra trước 18 tháng so với kế hoạch.

Vào tháng 9/2018, Tổng thống Iran Hassan Rohani nói rằng đất nước của ông đã quyết định xuất khẩu "phần lớn" lượng dầu từ Jask chứ không vốn chỉ từ trạm tiếp nhận dầu trên đảo Kharg, phía đông bắc Bouchehr như trước. Ông đã chỉ ra rằng dự án này sẽ được hoàn tất vào cuối nhiệm kỳ của ông, tức là vào mùa hè năm 2021.

Để đến đảo Kharg, ở vùng Vịnh, các tàu chở dầu phải băng qua eo biển Hormuz – nơi đi qua của phần lớn lượng dầu xuất khẩu từ các nước vùng Vịnh - có thể tốn thêm vài ngày so với đi theo đường biển Oman.

Iran, tự coi mình là người bảo vệ lịch sử của vùng Vịnh, đã nhiều lần đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz.

Washington và Tehran đã tiến gần đến một cuộc xung đột vũ trang trực tiếp vào tháng 6/2019 trước bối cảnh leo thang quân sự ở vùng Vịnh và căng thẳng giữa hai nước kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận quốc tế về hạt nhân và tái áp đặt lên Iran các biện pháp trừng phạt đặc biệt nhằm ngăn chặn Iran xuất khẩu dầu.

Những căng thẳng này vẫn rất cao sau những cáo buộc của Washington, Riyadh, Berlin, London và Paris rằng Tehran phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công làm hỏng các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Arab Saudi ngày 14/9.

xuat khau dau iran tien bo trong ke hoach ne vung vinhThuế xuất khẩu dầu của Nga giảm xuống 87,2 USD/tấn
xuat khau dau iran tien bo trong ke hoach ne vung vinhNga có thể tăng xuất khẩu dầu cho Ấn Độ, hỗ trợ Arab Saudi
xuat khau dau iran tien bo trong ke hoach ne vung vinhOPEC kêu gọi Mỹ "chia sẻ trách nhiệm" ổn định thị trường dầu mỏ

Nh.Thạch

AFP