WB viện trợ 497 triệu USD cho Nam Phi từ bỏ điện than
![]() |
Nam Phi, cường quốc công nghiệp hàng đầu châu lục vẫn sử dụng 80% điện năng từ than đá, một lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế Nam Phi sử dụng gần 100.000 nhân công.
Nhưng đất nước này đang gặp khó khăn bởi việc cắt điện liên tục. Công ty điện nhà nước Eskom đã thành lập được 41 năm với các cơ sở cũ kỹ và được bảo trì kém, không thể sản xuất đủ điện.
Ngân hàng Thế giới “phê duyệt tài trợ 497 triệu USD để giảm phát thải khí nhà kính ở Nam Phi và hỗ trợ một quá trình chuyển đổi công bằng”. Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để chuyển đổi nhà máy điện Komati, nằm ở tỉnh Mpumalanga (phía bắc).
Nhà máy này đã đóng cửa vĩnh viễn vào tuần trước sau hơn 60 năm hoạt động. Với 9 tổ máy phát điện, Komati đã tiêu thụ tới 12.000 tấn than mỗi ngày và sản xuất ra lượng điện cao gấp đôi so với tất cả các nhà máy điện trong nước.
Ngân hàng Thế giới cho biết, việc này phải giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Nam Phi và nhà máy được chuyển đổi thành một nơi sản xuất năng lượng tái tạo.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông David Malpass cho biết: “Giảm phát thải khí nhà kính là một thách thức khó khăn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Nam Phi với cường độ carbon cao của ngành năng lượng”.
Năm ngoái, Nam Phi đã nhận được 8,5 tỷ USD các khoản vay và viện trợ từ một nhóm các nước giàu để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang các giải pháp xanh hơn. Các cuộc đàm phán căng thẳng về cách thức chi tiền được khởi động tại COP27.
Theo Ngân hàng Thế giới, quốc gia này cần ít nhất 500 tỷ USD để đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050.
Nh.Thạch
AFP
- Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
- Nga tìm ra giải pháp năng lượng cho vấn đề khai thác Bitcoin
- Indonesia và Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác năng lượng với các khoản đầu tư lớn
- Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
- Giá dầu hôm nay (9/5): Dầu thô tăng giá trong phiên