Vì sao thăm dò khí đốt ngoài khơi Bangladesh chưa thu hút được các công ty nước ngoài?
Một cở sở dầu khí ngoài khơi. Ảnh minh họa |
7 công ty dầu khí toàn cầu đã mua hồ sơ mời thầu để thăm dò khí đốt tại Vịnh Bengal của Bangladesh, nhưng cuối cùng không công ty nào nộp hồ sơ trước thời hạn kết thúc vào ngày 9/12.
Thời hạn ban đầu được ấn định vào ngày 9/9, sau đó được gia hạn thêm ba tháng. Tuy nhiên, vẫn không có công ty nào nộp hồ sơ.
Chủ tịch Petrobangla, ông Zanendra Nath Sarker, xác nhận thông tin này với tờ The Daily Star.
Ông cũng cho biết, cùng thời điểm đó, hai công ty khác cũng bày tỏ quan tâm đến việc tham gia đấu thầu khi đã mua dữ liệu khảo sát địa chấn, bộ thông tin cho thấy tiềm năng khai thác dầu khí ở một số khu vực cụ thể.
Thăm dò khí đốt tại Vịnh Bengal là chủ đề được thảo luận suốt 15 năm nhiệm kỳ của Chính phủ Bangladesh trước đó.
Theo những người trong ngành, Chính phủ trước không mặn mà với việc thăm dò mà chỉ tập trung vào nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với chi phí cao.
Ngày 10/3 năm nay, Petrobangla đã công bố mời thầu, kêu gọi các công ty dầu khí quốc tế thăm dò vùng biển của Bangladesh — đây là sáng kiến lớn đầu tiên nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên từ biển sau khi giải quyết tranh chấp biên giới biển với Ấn Độ vào năm 2012 và Myanmar vào năm 2014.
Quy trình đấu thầu mở cho 9 trong số 11 lô ở vùng biển nông và toàn bộ 15 lô ở vùng biển sâu.
Chỉ những công ty nước ngoài có kinh nghiệm khai thác ít nhất 15.000 thùng dầu mỗi ngày hoặc 150 triệu feet khối khí/ngày (mmcfd) mới được tham gia.
Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) mẫu đính kèm hồ sơ mời thầu lần này được thiết kế hấp dẫn hơn so với các hợp đồng trước đó, cho phép các công ty quốc tế được chia sẻ lợi nhuận cao hơn.
Giá khí lần này — trước đây thường được cố định — được đặt ở mức 10% giá dầu Brent hiện tại, một tiêu chuẩn quốc tế về giá dầu.
Các điểm hấp dẫn khác trong hồ sơ thầu bao gồm quyền chuyển lợi nhuận về nước đầy đủ, không có tiền thưởng ký hợp đồng hoặc tiền bản quyền, và giá dầu được xác định dựa trên giá thị trường công bằng tại Nam Á và Đông Nam Á.
Năm 2019, Petrobangla đã hoàn tất một hợp đồng PSC nhưng không công bố mời thầu vì cho rằng các công ty nước ngoài không mặn mà.
Lần này, trước khi công bố mời thầu, Chính phủ đã thực hiện khảo sát địa chấn đa khách hàng hai chiều, yếu tố từng được cho là nguyên nhân khiến các công ty nước ngoài không quan tâm trong những lần trước.
Giáo sư Badrul Imam, một nhà địa chất học nổi tiếng, tỏ ra bất ngờ trước thông tin này.
“Tôi không rõ liệu có thiếu sót nào trong chiến dịch quảng bá của chúng ta, hay có vấn đề trong các gói khuyến khích hoặc quy trình quảng bá”, ông nói và cho rằng Vịnh Bengal là một “ví dụ điển hình” về khu vực có trữ lượng khí lớn.
Chủ tịch Petrobangla, ông Sarker, cho biết công ty năng lượng quốc doanh này cần phân tích lý do tại sao các công ty mua hồ sơ thầu nhưng lại không nộp hồ sơ.
Petrobangla cần tổ chức các cuộc thảo luận chung và riêng tư với các công ty, ông nói.
“Chúng tôi sẽ tìm ra những thiết sót trong quy trình, thảo luận với các cấp lãnh đạo chính phủ và sau đó đánh giá lại hồ sơ mời thầu”, ông Sarker nói thêm.
Bangladesh đầu tư 3 tỷ USD vào năng lượng sạch |
Bangladesh tiếp nhận lô uranium đầu tiên từ Nga |
Tiềm năng dầu khí ở Bangladesh |
Bất ổn ở Bangladesh ảnh hưởng đến thị trường nước láng giềng |
Nh.Thạch
AFP
- Điều gì giúp Na Uy đạt kỷ lục về sản lượng khí đốt tự nhiên?
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/1: Giá dầu thế giới quay đầu giảm
- Mỹ áp trừng phạt mới lên Nga có khiến thị trường thiếu dầu mỏ?
- Vì sao thị trường dầu thô thế giới bùng nổ trở lại?
- Phía sau việc nhà máy lọc dầu Ấn Độ ngừng giao dịch với các tàu chở dầu Nga