Vì sao Guyana muốn trở thành cường quốc dầu mỏ?

08:40 | 08/12/2023

|
(PetroTimes) - Vào thời điểm COP28 đang tìm cách đưa thế giới rời xa nhiên liệu hóa thạch, một quốc gia đang đi ngược lại xu hướng. Họ muốn khai thác trữ lượng vàng đen dồi dào của mình để phát triển. Đây là câu chuyện của Guyana - một cường quốc dầu mỏ mới nổi, một hiện tượng khơi dậy nhiều khao khát từ quốc gia khác. Trong số đó có nước láng giềng Venezuela.
Vì sao Guyana muốn trở thành cường quốc dầu mỏ?
Tàu khai thác dầu của Guyana

“Nâng tốc độ khai thác”! Đây là chỉ thị mà Tổng thống Guyana Irfaan Ali đã đưa ra cho ông chủ công ty Chevron (Mỹ) nhân lúc gã khổng lồ khí đốt này đang mua 30% số lô đất thăm dò. Công ty Hess (giờ thuộc ExxonMobil) cũng đã phát hiện ra mỏ vàng đen này vào năm 2015: Mười một tỷ thùng dầu bị chôn vùi dưới đáy Đại Tây Dương, cách bờ biển Guyana 190 km. Khi đó, đất nước này từng bị liệt vào danh sách những nước nghèo nhất châu Mỹ Latinh, đồng thời rất dễ bị tổn thương trước tình trạng biến đổi khí hậu và mực nước dâng cao. Do đó, giới chức trách đã không chần chừ. Họ muốn thu được thật nhiều lợi nhuận từ vàng đen, vì công cuộc phát triển của đất nước và tài trợ cho quá trình thích ứng cần thiết.

Guyana trỗi dậy đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: +68% vào năm 2022, +38% dự kiến ​​trong năm nay. GDP đã tăng gấp ba lần trong 4 năm qua. Với tốc độ này, thu nhập bình quân đầu người của Guyana sẽ bắt kịp Brazil hoặc Mexico trong vòng 4 năm tới. Trong khi đó, tại thời điểm phát hiện có dầu mỏ, 40% dân số sống với mức dưới 5 USD/ngày. Guyana có tiềm năng trở thành cường quốc dầu mỏ lớn thứ tư thế giới.

Thế nhưng, tiền đang chảy tự do xuyên vùng thuộc địa cũ của Anh, nhưng chưa vào túi của 800.000 cư dân. Tiền của Exxon nằm ở khắp mọi nơi, từ sân thể thao cho đến các trường đại học và đào tạo cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Các công trình xây dựng mọc lên như nấm. Một cảng nước sâu, hai đường cao tốc, hàng chục bệnh viện và khu phức hợp khách sạn. Tuy nhiên, sức mua đang giảm dần. Do không thể tìm được lực lượng lao động có đào tạo trong lĩnh vực dầu mỏ tại địa phương, Exxon đã tuyển dụng lao động nước ngoài. Sự xuất hiện của Exxon đã đẩy giá bất động sản, và nhất là giá thực phẩm cơ bản. Trong khi đó, tiền lương của người dân địa phương thì gần như không đổi, trừ những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng.

Lời nguyền nguyên liệu thô đang chờ đợi Guyana?

Ngành dầu mỏ hấp thụ vốn và phát triển quá mức, mà không tạo ra việc làm và tăng trưởng. Đây là một rủi ro thực sự, gắn liền với nhiều lỗi lầm khác: Tham nhũng, chia rẽ chính trị và lãnh đạo thiếu chuyên môn. Bằng cách đàm phán bí mật về việc chia sẻ doanh thu từ dầu mỏ - một hành động hóa ra có lợi cho công ty Mỹ hơn là cho nhà nước, chính phủ Guyana dường như đã nhượng lại quyền lực cho Exxon. Số phận của nước láng giềng Venezuela có thể sẽ giúp Guyana hiểu rõ hơn về những thay đổi thất thường của vàng đen. Venezuela là một gã khổng lồ dầu mỏ, nhưng vị thế của họ đã suy yếu sau khi quốc hữu hóa ngành hydrocarbon. Ngày nay, đây là một quốc gia chịu nhiều áp lực nặng nề. Họ tuyên bố chủ quyền đối với vùng Essequibo giàu vàng đen ngoài biên giới, một nửa lãnh thổ của Guyana. Vào ngày 3/12, cuộc trưng cầu dân ý của Venezuela đã có kết quả: Họ muốn giành vùng đất này.

Venezuela tranh chấp dầu mỏ với GuyanaVenezuela tranh chấp dầu mỏ với Guyana
Venezuela trưng cầu dân ý về vùng lãnh thổ tranh chấp với GuyanaVenezuela trưng cầu dân ý về vùng lãnh thổ tranh chấp với Guyana
Venezuela cáo buộc Guyana trở thành Venezuela cáo buộc Guyana trở thành "chi nhánh" của ExxonMobil
ExxonMobil bắt đầu khai thác dự án thứ ba tại Guyana, nâng sản lượng lên gấp rưỡiExxonMobil bắt đầu khai thác dự án thứ ba tại Guyana, nâng sản lượng lên gấp rưỡi
Mâu thuẫn Venezuela-Guyana lên đến đỉnh điểm, nguy cơ nổ ra chiến tranhMâu thuẫn Venezuela-Guyana lên đến đỉnh điểm, nguy cơ nổ ra chiến tranh

Ngọc Duyên

AFP