Vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine: EU "thất vọng"

12:33 | 29/10/2019

|
(PetroTimes) - Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu tỏ ra "thất vọng" vì những tiến bộ ít ỏi giữa Nga và Ukraine trong cuộc đàm phán ngày 28/10 tại Brussels về việc gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine.
van chuyen khi dot nga qua ukraine eu that vong
Maroš Sefcovic, Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu

"Tôi thất vọng, nhưng tôi không bỏ cuộc", Maroš Sefcovic, Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu, phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp với các Bộ trưởng Ukraine và Nga. Ủy ban châu Âu đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước.

Các bên đã chấp nhận sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo vào cuối tháng 11.

Các thỏa thuận quá cảnh giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn cuối năm 2019 và hai nước không thể đồng ý gia hạn thêm.

"Vào cuối tháng 11 tới, các cuộc tham vấn sẽ tiếp tục diễn ra. Theo tôi, cuộc họp ngày 28/10 mang tính xây dựng", Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói.

Maros Sefcovic giải thích rằng ông muốn có "các cuộc thảo luận về cách xác định giá vận chuyển khí theo phương pháp mới của cơ quan quản lý Ukraine" và để giải quyết vấn đề về khối lượng và thời hạn của hợp đồng.

Nhưng Nga muốn "một giải pháp toàn diện" bao gồm cách giải quyết xung đột giữa Gazprom và Naftogaz. Hai công ty này hiện đang kiện nhau Tòa án Trọng tài Stockholm.

Đối với Moscow, "Hợp đồng nên ghi rõ rằng Ukraine sẵn sàng mua khí đốt từ Nga để tiêu dùng và sẵn sàng hợp tác với Nga để giải quyết (...) những trang chấp giữa giữa Gazprom và Naftogaz tại toàn án Stockholm", ông Sefcovic cho biết.

Những "yếu tố mới" này đòi hỏi các đoàn đàm phán phải tham khảo ý kiến ​​lẫn nhau, ông nói thêm.

Về các điều khoản của hợp đồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu cho biết ông đề xuất "quá cảnh tối thiểu từ 40 đến 60 tỷ m3 (bcm) mỗi năm".

Ông Sefcovic cũng đề xuất một hợp đồng với thời hạn ít nhất là 10 năm và có điều khoản về khả năng rút lui sau 5 năm trong trường hợp giá vận chuyển khí tăng đáng kể.

Vào cuối năm 2019, hai đường ống dẫn khí - Nord Stream 2 của Đức-Nga và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ - không đi qua lãnh thổ Ukraine dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động. Điều này sẽ khiến Ukraine mất đi một lượng tiền đáng kể.

Nhưng châu Âu muốn Nga vẫn phải chuyển một phần lượng khí đốt sang châu lục này đi qua lãnh thổ Ukraine. Đây là một trong số các điều kiện để Đức đồng ý cùng Nga xây dựng Nord Stream 2. Nga đã chấp thuận điều này.

Cuộc họp 3 bên lần này là nhằm yêu cầu Ukraine thực thi luật pháp châu Âu trong các hợp đồng tương lai và thảo luận về tầm quan trọng của các hợp đồng dài hạn, phí quá cảnh cũng như khối lượng khí đốt Nga dành chuyển qua Ukraine. Sở dĩ EU muốn Ukraine phải nghiêm túc thực thi các thỏa thuận vì đã có lúc, khi căng thẳng giữa Moscow và Kiev leo thang, Ukraine đã cúp khí đốt trung chuyển qua châu Âu khiến châu lục này khóc dở mếu dở.

van chuyen khi dot nga qua ukraine eu that vongMạng lưới vận chuyển khí đốt liên quốc gia SNG
van chuyen khi dot nga qua ukraine eu that vongUkraine có lợi khi đường ống OPAL hạn chế hoạt động

Nh.Thạch

AFP