Trung Quốc tăng dự trữ dầu thô vào tháng 7 trong bối cảnh hoạt động lọc dầu yếu

09:40 | 17/08/2024

|
(PetroTimes) - Mặc dù lượng dầu thô nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tháng 7, nhưng nước này vẫn tiếp tục tăng dự trữ trong tháng 7 khi sản lượng lọc dầu giảm trong tháng thứ tư.
Châu Âu phần lớn đã không còn thặng dư khí đốt kỷ lụcChâu Âu phần lớn đã không còn thặng dư khí đốt kỷ lục
Các nước EU vẫn đổ bộn tiền vào khí đốt NgaCác nước EU vẫn đổ bộn tiền vào khí đốt Nga
Nga mở rộng 'hạm đội bóng tối' để lách lệnh trừng phạt LNG
Bồn chứa dầu tại nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp và Thương mại Liangyou ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh Reuters

Theo tính toán dựa trên dữ liệu chính thức, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã bổ sung khoảng 280.000 thùng mỗi ngày (bpd) vào kho dự trữ thương mại hay chiến lược trong tháng 7.

Trung Quốc không tiết lộ khối lượng dầu thô chảy vào hoặc ra khỏi các kho dự trữ chiến lược và thương mại, nhưng có thể ước tính bằng cách trừ lượng dầu thô được chế biến khỏi tổng lượng dầu thô có sẵn từ nhập khẩu và sản lượng trong nước.

Theo số liệu công bố hôm thứ Năm 15/8 của Cục Thống kê Quốc gia, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã xử lý 59,06 triệu tấn dầu thô vào tháng 7, tương đương khoảng 13,91 triệu thùng/ngày.

Con số này giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng yếu nhất kể từ tháng 10 năm 2022.

Lượng dầu thô nhập khẩu là 9,97 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và sản lượng trong nước là 4,22 triệu thùng/ngày, tổng cộng có 14,19 triệu thùng/ngày dành cho các nhà máy lọc dầu.

Trừ đi khối lượng xử lý là 13,91 triệu thùng/ngày thì còn lại thặng dư 280.000 thùng/ngày.

Trong bảy tháng đầu năm, lượng dầu thô dư thừa của Trung Quốc lên tới 800.000 thùng/ngày.

Lượng nhập khẩu đang có xu hướng yếu đi, sản lượng lọc dầu cũng vậy, và điều này khiến lượng dự trữ tiếp tục tăng.

Việc bổ sung thêm dầu thô vào kho cũng sẽ cho phép các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, có lựa chọn cắt giảm thêm lượng dầu nhập khẩu, trong trường hợp giá dầu thô bắt đầu tăng trở lại nếu căng thẳng địa chính trị leo thang, nhu cầu tăng nhanh hơn ở các nơi khác trên thế giới hoặc nhóm OPEC+ tiếp tục thắt chặt nguồn cung.

Trong ba yếu tố trên, thì nguy cơ tình hình Trung Đông hiện nay và xung đột Nga-Ukraine trở nên tồi tệ hơn, có thể làm tăng giá dầu nhất.

Yến Anh

Reuters