Trung Quốc rời bỏ thị trường dầu Iran

10:53 | 17/01/2020

|
(PetroTimes) - Đổ thêm vào chảo dầu Trung Đông, tuần trước Iran cấm tàu thuyền qua eo biển Hormuz. Theo đánh giá của Cơ quan năng lượng Mỹ EIA, 35% dầu lửa vận chuyển bằng đường biển đi qua đây, chiếm 20% dầu toàn thế giới.    
trung quoc roi bo thi truong dau iran

Con đường ven biển Oman và Iran là tuyến huyết mạch vận chuyển dầu của Arab Saudi cho Trung Quốc.

Dầu Trung Quốc nhập từ Saudi đạt đỉnh do Iran bị cấm vận và rắc rối ở Venezuela, khiến tuyến hàng hải chở dầu qua đây trở nên vô cùng quan trọng.

Trung Quốc nhập 8,21 triệu tấn dầu thô của Saudi trong tháng 11, nâng tổng khối lượng lên 76,33 triệu tấn trong 11 tháng của năm 2019. Con số này cao hơn 53% so với cùng ký năm 2018.

Saudi xuất dầu qua eo biển đầy sóng gió Hormuz và Biển Đỏ, biên giới của Yemen, nước đang có chiến tranh với Iran mà Saudi đứng đằng sau. Năm 2018 Iran tài trợ tấn công tàu của Saudi đi qua Biển Đỏ, gây mất an toàn và mất ổn định về giá dầu cho Trung Quốc.

Hầu hết dầu của Saudi qua Hormuz, nơi Iran dễ dàng can thiệp. Giữa năm 2019 tàu dầu mang cờ Anh đã bị quân Iran bắt giữ. Một hành động đáp trả việc Anh giữ tàu dầu Iran ở eo biển Gibraltar.

Từ đó dầu xuất khẩu của Iran bị giảm nghiêm trọng do chính quyền Trump tái áp dụng trừng phạt chống lại Iran.

Trước tình hình đó, Trung Quốc quay sang dầu Saudi, do không thể dựa vào nguồn dầu của Iran trong bối cảnh địa chính trị khủng hoảng như vậy. Dầu nhập từ Iran giảm gần một nửa còn trên 14 triệu tấn trong tháng 11 năm 2019.

Trung Quốc nhập trên 70 triệu tấn dầu từ Nga chuyển qua biên giới, nguồn dầu thô lớn nhất của họ, và nhập trên 47 triệu tấn từ Iraq. Gần đây Trung Quốc phải từ bỏ nguồn dầu Venezuela do Venezuela bị cấm vận. Đám phán thương mại với Mỹ có tiến triển cũng tác động đáng kể.

Việc Trung Quốc ngả sang dầu Saudi vào thời điểm Saudi nỗ lực tăng cường khả năng lọc hóa dầu qua các liên doanh với Trung Quốc về lọc dầu, tàng trữ và thương mại. Hai Liên doanh lọc dầu là Hengli Petrochemical và Zhejiang Petrochemical được cấp quota 24,3 triệu tấn cho năm 2019, và sản lượng sẽ tăng trong năm 2020 khi Bắc Kinh nới lỏng hạn chế đối với các công ty tư nhân trong lĩnh vực năng lượng và khủng hoảng Iran gây khó cho nguồn cung dầu của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không cần đến Iran như trước đây nữa.

Trung Quốc cũng không muốn căng thẳng gia tăng bởi sẽ ảnh hưởng tới tàu dầu đi qua khu vực Trung Đông về Trung Quốc. Cả Trung và Mỹ có quyền lợi chiến lược trong việc giữ an toàn cho đường hàng hải này.

Với việc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ở Washington, các nhà đầu tư dõi theo các thỏa thuận tiếp theo về Iran để có thể kiểm soát leo thang quân sự ở Trung Đông.

Ngay sau khi Iran tuyên bố tiếp tục chương trình hạt nhân của mình để trả đũa vụ giết tướng Soleimani, Trung Quốc tuyên bố duy trì chặt chẽ liên lạc với các bên liên quan và sẽ cố gắng hết sức để duy trì thỏa thuận hạt nhân, tránh gia tăng xung đột Vùng Vịnh. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng ngay lập tức nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao các nước Iran, Nga, Pháp tuyên bố Trung Quốc không ủng hộ tấn công quân sự của Mỹ đối với Iran. Trung, Nga, Pháp đều là thành viên Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc.

Ngọc Linh