Trung Quốc đang đe dọa vị trí thống trị lĩnh vực hạt nhân của Mỹ

15:33 | 23/05/2024

|
(PetroTimes) - Sự mở rộng năng lượng hạt nhân nhanh chóng của Trung Quốc khiến các đối thủ phải dè chừng.
Nhật Bản bắt đầu xả nước thải hạt nhân Fukushima lần thứ 6 ra biển bất chấp sự phản đốiNhật Bản bắt đầu xả nước thải hạt nhân Fukushima lần thứ 6 ra biển bất chấp sự phản đối
Nhà cung cấp uranium của Nga đưa ra thông báo bất khả kháng sau lệnh cấm của MỹNhà cung cấp uranium của Nga đưa ra thông báo bất khả kháng sau lệnh cấm của Mỹ
Trung Quốc đang đe dọa vị trí thống trị lĩnh vực hạt nhân của Mỹ
Ảnh minh họa. Ảnh NS Energy

Khi năng lượng hạt nhân lấy lại sức hút trên khắp thế giới như một nguồn năng lượng cơ bản đầy hứa hẹn cho một tương lai không còn cacbon, nó cũng ngày càng trở thành một chiến trường địa chính trị. Khi các quốc gia đang cố gắng duy trì chỗ đứng chiến lược trong bối cảnh năng lượng đang thay đổi nhanh chóng, việc trở thành cường quốc năng lượng hạt nhân đột nhiên trở nên quan trọng đối với các siêu cường quốc trên thế giới. Và Trung Quốc dường như đang chiến thắng trong cuộc đua này.

Trong khi Mỹ là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ, thị trường Mỹ đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây, cùng lúc đó Bắc Kinh lại tăng gấp đôi sản lượng, bổ sung thêm 34 gigawatt công suất năng lượng hạt nhân trong thời gian mười năm vừa qua. Kết quả là, Trung Quốc chuẩn bị vượt qua Mỹ (và Pháp) để trở thành nước sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới trong vòng thập kỷ này.

Trung Quốc hiện có 55 lò phản ứng điện hạt nhân đang hoạt động, ít hơn so với 94 của Mỹ, nhưng nước này đã có 23 lò phản ứng mới đang được xây dựng và nhiều hơn nữa đang được triển khai. Trên thực tế, Trung Quốc chỉ mất 10 năm để bổ sung công suất hạt nhân tương đương với mức mà Mỹ cần 4 thập kỷ để xây dựng.

Bắc Kinh có thể phê duyệt các lò phản ứng hạt nhân mới với tốc độ nhanh hơn nhiều so với Mỹ, với tốc độ chóng mặt là 10 nhà máy mới được phê duyệt mỗi năm. Việc xây dựng các nhà máy của Trung Quốc cũng rẻ hơn nhiều, một phần nhờ vào các khoản vay ưu đãi với điều kiện đặc biệt ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước. Mặc dù gần đây Mỹ đang nỗ lực khởi động lại lĩnh vực năng lượng hạt nhân đang bị đình trệ của mình tuy nhiên nhà máy điện mới nhất của nước này lại chậm tiến độ và vượt quá ngân sách đến mức những người ủng hộ năng lượng hạt nhân lo ngại rằng nó có thể làm hỏng hoàn toàn tham vọng hạt nhân của quốc gia.

Mặc dù tốc độ tăng mạnh mẽ trong việc triển khai năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc là tin tuyệt vời cho tiềm năng khử cacbon của quốc gia này - và cũng là tin tuyệt vời cho khả năng của toàn thế giới trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu giữa thế kỷ - nhưng cách tiếp cận nhanh chóng và quyết liệt của Trung Quốc đã khiến một số nhà lãnh đạo thế giới đau đầu. Các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng công suất năng lượng hạt nhân ngày càng tăng nhanh của Trung Quốc có thể cho phép nước này xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân ở quy mô lớn, cuối cùng làm suy yếu quan hệ đối ngoại của Mỹ với các nước nhập khẩu. Đây không phải là một xu hướng mới mà là sự tiếp nối của việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng năng lượng vốn đã ồ ạt tại các thị trường mới nổi.

Trong khi đó, kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông của Trung Quốc đã gây căng thẳng với các nước láng giềng Đông Nam Á. Philippines và nhiều nước xung quanh đều có các yêu sách đối với các phần của vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền của họ, bất chấp phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh là “không có cơ sở pháp lý”. Bất chấp phán quyết này, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố chủ quyền để xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông và hiện có kế hoạch đưa khoảng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi tới một số đảo đó, theo các nguồn tin phương Tây.

Các chuyên gia nước ngoài đã lên án rộng rãi các kế hoạch này, cảnh báo rằng “việc Trung Quốc lên kế hoạch triển khai các lò phản ứng hạt nhân nổi tới Biển Đông đang tranh chấp có thể có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với các bên tranh chấp khác và làm suy yếu an ninh khu vực”, vấn đề mà Trung Quốc không công nhận.

Oilprice còn đưa tin rằng, những tham vọng hạt nhân quá lớn của Trung Quốc không chỉ giới hạn trong biên giới của chính nước này, thậm chí là không giới hạn trên mặt đất. Đầu năm nay, Moscow và Bắc Kinh đã công bố kế hoạch chung đưa lò phản ứng hạt nhân lên mặt trăng trong thập kỷ tới. Truyền thông nhà nước Nga thậm chí còn tuyên bố rằng việc phát triển nhà máy đã được tiến hành, do đó Nga và Trung Quốc hiện đang xây dựng các cơ sở thử nghiệm và nghiên cứu trong khuôn khổ dự án.

Yến Anh

OilPrice