Trung Quốc bị yêu cầu minh bạch thông tin về sông Mê Kông

11:12 | 22/06/2020

|
(PetroTimes) - Trung Quốc, bị buộc tội giữ nước sông Mê Kông giữa lúc hạn hán, phải minh bạch hơn đối với các hoạt động của mình trên dòng sông này, theo tổ chức liên chính phủ quản lý tuyến đường thủy quan trọng đối với 60 triệu người châu Á này.
trung quoc bi yeu cau minh bach thong tin ve song me kong
Một đập thủy điện của Trung Quốc trên sông Mê Kông

Mười một con đập đã được xây dựng ở Trung Quốc trên sông Mê Kông, khiến các nhà môi trường tức giận chỉ ra "tác động tàn phá đối với hệ sinh thái và động vật thủy sinh" của các cấu trúc bê tông khổng lồ này.

Tồi tệ hơn, công ty Mỹ Eyes on Earth, dựa vào dữ liệu vệ tinh, cáo buộc Bắc Kinh đã giữ lại một lượng nước lớn vào năm 2019 nhờ các đập thủy điện của mình. Kết quả là điều này đã khiến mực nước sông ở hạ lưu - ở Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam - năm ngoái giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 50 năm qua.

Hoa Kỳ, đang đấu tranh để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, cho rằng Bắc Kinh đã nắm quyền kiểm soát sông Mê Kông. Năm ngoái tại Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho rằng tình hình hạn hán ở hạ nguồn sông Mê Kông là do "quyết định cắt nước thượng nguồn của Trung Quốc".

Sau đó Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc, tuyên bố sẽ làm hết sức mình để đảm bảo dòng chảy hợp lý. Nhưng nước này đã không ký kết bất kỳ hiệp ước nước nào với các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông. Và cẩn thận theo dõi dữ liệu từ các đập của họ, chỉ cung cấp chúng trong mùa mưa cho Ủy ban sông Mê Kông (MRC), theo cơ quan liên chính phủ quản lý dòng sông.

Điều cần thiết là "phải có tất cả các dữ liệu quanh năm để tiến hành giám sát hiệu quả", MRC lưu ý trong một báo cáo. "Khu vực sông Mê Kông đối mặt với nguy cơ gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan (đòi hỏi phải có sự tăng cường hợp tác trong khu vực", MRC nói thêm.

Sau Amazon, sông Mê Kông là nơi sinh sống của các loài sinh vật dưới nước quan trọng nhất trên thế giới (1.300 loài cá). Ngoài ra, sông Mê Kông, dài gần 5.000 km, còn rất quan trọng đối với 60 triệu người châu Á.

"Chúng ta phải làm chậm sự hủy hoại môi trường của sông Mê Kông", Pianfly Deetes thuộc tổ chức International Rivers, nói đồng thời cho rằng phải có "một lệnh cấm ngay lập tức đối với việc xây dựng các đập thủy điện". "Đại dịch đã làm giảm nhu cầu năng lượng. Đây là cơ hội để làm điều đó", chuyên gia Deetes nói thêm.

trung quoc bi yeu cau minh bach thong tin ve song me kongThông điệp Mỹ gửi tới Trung Quốc tại Biển Đông: Bắc Kinh đừng tính toán sai lầm
trung quoc bi yeu cau minh bach thong tin ve song me kongTrung Quốc có trúng thầu nhà máy điện hạt nhân
trung quoc bi yeu cau minh bach thong tin ve song me kongNhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Mỹ đạt kỷ lục trong tháng 7?
trung quoc bi yeu cau minh bach thong tin ve song me kongLào vận hành đập thủy điện cực lớn trên sông Mê Kông

Nh.Thạch

AFP