Tin thị trường: Nhu cầu dầu thô thế giới sẽ tăng vào cuối 2021
![]() |
![]() |
![]() |
Về nguồn cung, Wood Mackenzie dự báo sản lượng khai thác tại Mỹ sẽ giảm khoảng 500.000 bpd, bất chấp hoạt động khoan đang phục hồi. Theo nhận định của Wood Mackenzie, thỏa thuận cắt giảm (được đàm phán hàng tháng) và tỷ lệ tuân thủ hạn ngạch OPEC+ là ẩn số lớn nhất thị trường. Liên quan đến tinh chế, Wood Mackenzie dự báo công suất hoạt động vẫn sẽ ở mức thấp, ngoài ra, hơn 1 triệu bpd công suất lọc dầu mới dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay tại châu Á và Trung Đông càng tạo thêm áp lực lên các cơ sở trên bờ vực đóng cửa. Mặt khác, đây cũng là cơ hội chuyển đổi các nhà máy này sang sản xuất nhiên liệu tái tạo hoặc trở thành terminal nhập khẩu.
Rystad Energy dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ phục hồi về mức trung bình 5 năm (2015-2019) chỉ trong nửa cuối năm 2021 và đến cuối năm sẽ đạt 98,2 mbp (-3,1 mbp hoặc -3% của năm 2019 ). Trung bình trong năm 2022, tiêu thụ dầu dự kiến ở mức 99,5 mbps (-1,8 mbps hoặc -1,8% mức 2019). Hạn chế cơ bản để nhu cầu phục hồi nhanh hơn vào đầu năm 2021 là tình hình dịch tễ học đang xấu đi ở một số quốc gia và khu vực. Vào tháng 1/2021, số lượng xe hơi di chuyển trên toàn cầu thấp hơn 13% so với cùng kỳ năm 2019 (chỉ số thấp nhất được ghi nhận ở châu Âu và Bắc Mỹ - 83% và 85%, cao nhất ở Nga và Úc vào khoảng 100%), và theo ước tính của Rystad Energy, chỉ số này chỉ bắt đầu phục hồi từ giữa năm 2021. Ngoài ra, số lượng du lịch hàng không quốc tế từ đầu năm 2021 giảm so với tháng 12/2020 do các hạn chế nghiêm ngặt hơn tại Trung Quốc và Mỹ. Tại Trung Quốc, lưu lượng hàng không nội địa vào tháng 1/2021 đã giảm xuống mức tháng 4/2020.
McKinsey công bố dự báo năng lượng dài hạn, theo đó, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch thế giới sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, trong đó, dầu thô vào năm 2029, khí đốt vào năm 2037, than đã qua từ năm 2014. Đại dịch Covid-19 có tác động tích cực đến tốc độ chuyển đổi năng lượng, nhờ đó, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch giảm so với kịch bản dự báo trước đó. Tuy nhiên, ngay cả đến năm 2050, nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ chiếm tỷ lệ đáng kể, tương đương 68,3 tỷ boe, thậm chí tiêu thụ khí đốt tăng 5% so với hiện nay, dầu thô giảm -10%. Theo McKinsey, nhu cầu điện thế giới sẽ tăng đáng kể nhờ quá trình điện hóa và sản xuất hydro xanh, đến năm 2035, khoảng 50% điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Viễn Đông
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?