Thổ Nhĩ Kỳ điều thêm tàu khoan đến khu vực tranh chấp

19:00 | 20/08/2020

|
(PetroTimes) - Hai tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ - Kemalreis và Hy Lạp - Limnos đã va chạm ở Đông Địa Trung Hải trong bối cảnh hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis hoạt động trong vùng lãnh hải tranh chấp.
tho nhi ky dieu them tau khoan den khu vuc tranh chapTranh chấp khí đốt ở Địa Trung Hải: Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Pháp, cảnh cáo Hy Lạp
tho nhi ky dieu them tau khoan den khu vuc tranh chapNguy cơ tái bùng phát căng thẳng dầu khí ở Địa Trung Hải
tho nhi ky dieu them tau khoan den khu vuc tranh chap

Ngay sau vụ va chạm, Tổng thống Pháp E. Macron đã điện đàm với Thủ tướng Hy Lạp K. Mitsotakis và ra lệnh điều các tàu chiến và máy bay chiến đấu Pháp tới khu vực này bảo vệ Hy Lạp. Tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ bị hư hỏng nhẹ. Căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu leo thang hồi tháng 11/2019 khi Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận phân định lãnh hải với chính phủ Libya, sau đó tuyên bố chủ quyền một phần lớn vùng biển mà Hy Lạp lâu nay coi là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình. Mới đây, Hy Lạp và Ai Cập cũng ký thỏa thuận phân định lãnh hải, chồng chéo với các tuyên bố chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ và Libya, tàu địa chấn Oruc Reis đã thực hiện hoạt thăm dò tại vùng biển Athens coi là EEZ của Hy Lạp, hộ tống bởi 5 tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ.

Một cuộc đụng độ vũ trang giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có thể phá hủy khối NATO, do vậy, Đức đang tích cực thúc đẩy Ankara và Athens sớm ngồi vào bàn đàm phán. Hiện nay, Hy Lạp cho rằng quyết định cử tàu Oruc Reis đến thăm dò tại EEZ của nước này khiến quá trình đàm phán không thể bắt đầu ngay lúc này. Tình hình Đông Địa Trung Hải trở nên bấp bênh hơn trong bối cảnh chính phủ Lebanon buộc từ chức sau vụ nổ phá hủy thủ đô Beirut, gây thiệt hại ước tính lên tới 15 tỷ USD.

Sau khi điều tàu khảo sát Oruc Reis đến phía nam đảo Kastellorizo ​​của Hy Lạp vào cuối tuần trước, ngày 18/8, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều thêm tàu khoan Yavuz dài 230 m đến khu vực tranh chấp lãnh hải ngoài khơi phía tây nam đảo Cyprus đi kèm với 3 tàu tiếp tế kỹ thuật, với sự bảo vệ của hải quân. Thổ Nhĩ Kỳ khuyến cáo tất cả các tàu nước ngoài không nên đi vào khu vực này đến ngày 15/9. Chính phủ Cyprus đã cấp phép thăm dò dầu khí tại một số lô trong vùng biển tranh chấp cho Exxon Mobil, Total SA và Eni SpA gần khu vực Thổ Nhĩ Kỳ dự định khoan.

Viễn Đông