Thấy gì từ phương thức đầu tư các dự án năng lượng ở châu Phi?

08:39 | 18/10/2022

|
(PetroTimes) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận FSD Africa, lục địa châu Phi cần được đầu tư 250 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2020-2030 để đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng.
Thấy gì từ phương thức đầu tư các dự án năng lượng ở châu Phi?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cần phải có một sự thay đổi cơ bản trong cách tài trợ các dự án năng lượng nếu các nước châu Phi muốn đạt được các mục tiêu về khí hậu và đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng toàn diện từ nay cho đến năm 2030.

Theo dự đoán của IEA, kịch bản “Châu Phi bền vững” sẽ đòi hỏi tăng gấp đôi các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở khu vực châu Phi cận Sahara từ nay cho đến năm 2030, với năng lượng sạch chiếm 70% các khoản đầu tư này.

Để đạt được mức đầu tư này, IEA kêu gọi các nỗ lực giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, tăng gấp đôi nỗ lực để thu hút nhiều nhà đầu tư vốn, nhất là vốn tư nhân và các tổ chức tài chính địa phương.

Trên thực tế, các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở khu vực châu Phi cận Sahara chủ yếu dựa vào các nguồn tài trợ công và các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu cho năm 2030, châu Phi cần nhiều nguồn tài chính hơn từ phía tư nhân.

Theo kịch bản “Châu Phi bền vững” của IEA, trên quy mô toàn cầu, hơn 70% vốn đầu tư vào năng lượng sạch cần đến từ các nguồn tư nhân trong giai đoạn 2016-2030. Đồng thời, cần tăng cường vai trò của các hệ thống tài chính quốc gia để khuyến khích phía tư nhân tham gia đầu tư vào châu Phi.

BP đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giớiBP đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới
Chad đạt được thỏa thuận phát triển các dự án năng lượng tái tạo với Savannah EnergyChad đạt được thỏa thuận phát triển các dự án năng lượng tái tạo với Savannah Energy
Petrovietnam và các đối tác Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phát triển các dự án năng lượng tại Việt NamPetrovietnam và các đối tác Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phát triển các dự án năng lượng tại Việt Nam

Ngọc Duyên

AFP