SinoOcean tạo ra làn sóng mới với giàn khoan bỏ hoang của Trung Quốc

07:00 | 06/10/2022

|
(PetroTimes) - Sau sự sụp đổ của thị trường khoan ngoài khơi do thời gian dịch Covid-19, SinoOcean (SWS), công ty nhà nước của Trung Quốc đã tìm ra các công việc mới cho các giàn khoan bị bỏ lại ngoài khơi, theo OGV Energy.
SinoOcean tạo ra làn sóng mới với giàn khoan bỏ hoang của Trung Quốc
Giàn khoan GustoMSC CJ46-X100-D.

Năm vừa qua là một năm khó khăn đối với ngành dầu khí toàn cầu, nhưng công ty phụ trách bán hoặc cho thuê các giàn khoan bị các chủ sở hữu nước ngoài bỏ rơi ở Trung Quốc đã gặt hái được một số thành công.

Thành lập được 2 năm với mục tiêu phát triển ngành kỹ thuật ngoài khơi của Trung Quốc và quản lý một đội giàn khoan bị mắc kẹt trong các giai đoạn xây dựng khác nhau, Công ty quản lý tài sản kỹ thuật ngoài khơi SinoOcean đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật, xếp các giàn khoan không sử dụng đến, giảm số lượng giàn khoan từ 91 giàn vào năm 2018 còn 43 giàn.

Một trong các hợp đồng là giàn khoan tự nâng LeTourneau Super 116E do Deepwater Drilling của Ấn Độ đặt hàng thông qua công ty liên kết Dynamic Momentum có trụ sở tại Singapore vào năm 2014.

Dynamic Momentum rời dự án sau khi giá dầu sụt giảm, để lại Cosco tài trợ chi phí còn lại của giàn khoan trị giá 180 triệu USD.

SinoOcean sau đó đã ký với Công ty quản lý giàn khoan Selective Marine Services thuê giàn khoan này để hoạt động tại các mỏ ngoài khơi của Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi ở Trung Đông.

Kỹ thuật xếp giàn khoan cũng được ứng dụng đối với giàn khoan của nhà thầu khoan Na Uy Pros Inspector Offshore Drilling khi tài sản được chuyển giao cho SinoOcean vào năm ngoái.

Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu tăng cao đối với các tàu lắp đặt điện gió ngoài khơi, SinoOcean đã lựa chọn sửa đổi hai giàn khoan tự nâng bị bỏ hoang để phù hợp với công việc trang trại điện gió.

Một trong những thiết bị nâng cao sẽ được chuyển đổi là giàn khoan GustoMSC CJ46-X100-D hiện đang được xếp tại Wuchuan Shipbuilding Industry.

Trong kế hoạch chuyển đổi của SinoOcean còn có giàn khoan Blue Ocean được đặt hàng vào năm 2014 từ công ty tàu chuyên dụng Cyclotech Offshore có đăng ký tại quần đảo Virgin thuộc Anh.

Giàn khoan thứ hai được sửa đổi là JU2000E, được đặt hàng bởi công ty cho thuê tàu nhà nước Trung Quốc vào năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018 với số hiệu thân trong là 1348.

Giàn khoan được bàn giao gần đây nhất là giàn khoan nửa chìm Shen Lan Tan Suo (Deepblue Explorer) do CIMC chế tạo.

SinoOcean đã thành lập một công ty con để hoàn thành việc chuyển đổi 4 tàu khoan hiện đang được xếp chồng lên nhau tại nhà máy đồng hương của mình là Shanghai Shipyard.

SinoOcean sẽ làm việc với Nhà máy đóng tàu Thượng Hải để quản lý việc xây dựng và bảo trì 4 tàu khoan Tiger do Opus Offshore của Singapore đặt hàng vào năm 2011 nhưng bị bỏ rơi do thị trường giàn khoan suy thoái. Tổng giá trị của 4 hợp đồng đóng mới tàu khoan là 1,6 tỷ đô la.

Công ty mới được lãnh đạo bởi Chủ tịch Jin Yu, đồng thời là Phó Chủ tịch của Nhà máy đóng tàu Thượng Hải.

Jin cho biết công ty mới được vận hành bởi các kỹ sư và quản lý từ Nhà máy đóng tàu Thượng Hải có chuyên môn về các tàu xa bờ như tàu địa chấn.

Trong tương lai, SinoOcean sẽ giao nhiều vai trò hơn cho công ty mới, cho phép công ty này thực hiện nhiều dự án ngoài khơi hơn, ngoài các tàu khoan Tiger.

Elena (tổng hợp)