Saudi Arabia sẵn sàng tăng sản lượng khai thác dầu thô tháng 4 lên 12,3 triệu thùng/ngày, tăng bán dầu giá rẻ

19:00 | 17/03/2020

|
(PetroTimes) - Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco ngày 11/3 tuyên bố sẵn sàng tăng sản lượng khai thác dầu thô thêm 26% trong tháng 4, từ mức 9,7 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày. 
saudi arabia san sang tang san luong khai thac dau tho thang 4 len 123 trieu thungngay tang ban dau gia re

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bil Salman Al-Saud cho biết sự thiếu ý thức trong các cuộc đàm phán mới trong khuôn khổ Thỏa thuận OPEC+ khiến những cuộc học của OPEC+ trở nên vô nghĩa, chứng tỏ sự bất lực của thế giới trong việc đối phó với khủng hảng. Ông Abdulaziz bil Salman Al-Saud cho rằng, trong thị trường tự do, mọi nhà sản xuất dầu phải thể hiện khả năng cạnh tranh, duy trì và tăng thị phần. Do đó, trong tháng 4 tới, Saudi Arabia sẽ xuất khẩu thêm 2,6 triệu thùng/ngày và sẽ tiếp tục tăng sản lượng với mức giá giảm kỷ lục trong thập kỷ qua. Hiện chính quyền Saudi Arabia đang khẩn trương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước mới trên cơ sở giá dầu thô giao động từ 12 - 20 USD/thùng.

Theo hãng thông tấn Interfax, Saudi Aramco đã đồng ý cung cấp bổ sung thêm từ 3-4 triệu thùng/ngày cho ít nhất 3 khách hàng ngay trong tháng 4/2020. Ba khách hàng này đều là các nhà máy lọc dầu ở Đông Bắc Á, dự định mua bổ sung 30-50% dầu thô giao ngay để tăng sản xuất, dự trữ. Giới chuyên gia dầu khí cho rằng, động thái bán thêm dầu giá rẻ của Saudi Arabia có thể dẫn đến sụt giảm thị trường dầu thô giao ngay. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến các thị trường nơi các nhà sản xuất thường bán dầu thông qua đấu thầu và giao dịch giao ngay, trong đó các các nhà sản xuất của Nga và Tây Phi.

Trong trường hợp giá dầu tiếp tục giảm sâu hơn nữa sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho toàn ngành dầu khí, nhất là các công ty dầu khí đa quốc gia của Mỹ như ExxonMobil, Chevron và những nhà sản xuất dầu đá phiến, vốn có thể hoạt động khi giá dầu ở mức 40-50 USD/thùng. Bên cạnh đó, các dự án dầu khí ngoài khơi ở khu vực nước sâu cũng đứng trước nguy cơ bị đình trệ do chi phí khai thác ở mức cao.

Viễn Đông