Nỗ lực bù đắp hạn ngạch dầu của OPEC+ vẫn mong manh

12:23 | 19/04/2025

|
(PetroTimes) - Bất chấp cam kết tiếp tục siết chặt kỷ luật sản lượng, OPEC+ vẫn đang gặp khó trong việc buộc các thành viên bù đắp lượng dầu đã vượt hạn ngạch, khi dữ liệu mới nhất cho thấy hiệu quả thực tế còn rất hạn chế.
Nỗ lực bù đắp hạn ngạch dầu của OPEC+ vẫn mong manh
Bất chấp cam kết tiếp tục siết chặt kỷ luật sản lượng, OPEC+ vẫn đang gặp khó trong việc buộc các thành viên bù đắp lượng dầu đã vượt hạn ngạch. Hình minh họa

Tháng trước, Ả Rập Xê Út và các đối tác trong OPEC+ thông báo sẽ bắt đầu tăng trở lại sản lượng dầu đã cắt giảm từ hai năm trước. Nhằm trấn an thị trường, nhóm khẳng định “cơ chế bù đắp” sẽ đảm bảo việc tăng sản lượng danh nghĩa không ảnh hưởng đến tổng cung thực tế. Theo cơ chế này, những nước từng khai thác vượt hạn ngạch cam kết cắt giảm thêm để bù đắp phần dư.

Tuy nhiên, dữ liệu công bố cuối tuần này cho thấy tổng khối lượng “cắt giảm còn nợ” của các thành viên đã tăng gần 9%, lên khoảng 139 triệu thùng. Trong khi Iraq và Nga có cải thiện nhẹ, Kazakhstan – quốc gia thường xuyên vi phạm hạn ngạch – lại làm tình hình xấu đi với mức bù đắp tồn đọng tăng hơn 40%.

Một số đại biểu OPEC+ cho biết, việc Kazakhstan thường xuyên vi phạm cam kết là một trong những lý do khiến nhóm quyết định nới sản lượng nhanh hơn dự kiến – động thái mà Riyadh kỳ vọng sẽ gây áp lực bằng giá dầu thấp, như một hình thức răn đe các nước vi phạm.

Tuy nhiên, thị trường đã phản ứng tiêu cực. Giá dầu Brent lao dốc, có thời điểm rơi xuống dưới 60 USD/thùng – mức thấp nhất trong 4 năm qua – sau thông báo của OPEC+, cộng thêm ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump phát động.

Theo đó, giá dầu thấp có thể khiến các nước như Kazakhstan, Iraq chịu áp lực tài chính lớn. Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Kazakhstan cần giá dầu ở mức 115 USD/thùng để cân đối ngân sách, trong khi con số này của Iraq là khoảng 92 USD/thùng.

Nhưng chỉ riêng áp lực tài chính là chưa đủ để tạo sức ép. Tại Kazakhstan, các tập đoàn dầu khí quốc tế đang mở rộng công suất tại các dự án lớn. Các hợp đồng ràng buộc với các tập đoàn dầu khí nước ngoài cũng khiến Chính phủ nước này gặp khó nếu muốn giảm sản lượng. Dù đã có một số cuộc đàm phán, giới quan sát cho rằng Kazakhstan vẫn chưa thực sự có động thái cắt giảm đáng kể.

Về phần Iraq, dữ liệu nội bộ của OPEC cho thấy nước này thường xuyên không bù đắp được phần sản lượng vượt mức trong các đợt cắt giảm trước. Baghdad cũng từng nhiều lần phản đối việc bị giới hạn sản lượng, với lý do là họ cần nguồn thu để tái thiết đất nước sau nhiều năm bị trừng phạt và xung đột.

OPEC+ sẽ tăng sản lượng dầuOPEC+ sẽ tăng sản lượng dầu
Goldman Sachs dự báo giá dầu đến năm 2026Goldman Sachs dự báo giá dầu đến năm 2026
Chính sách mới của OPEC+: Một bước ngoặt quan trọngChính sách mới của OPEC+: Một bước ngoặt quan trọng

Nh.Thạch

AFP