Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/9 - 10/9

09:00 | 11/09/2022

|
(PetroTimes) - Mỹ hy vọng có thể lôi kéo Trung Quốc và Ấn Độ tham gia kế hoạch giới hạn giá của G7; Ủy ban châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên giới hạn giá điện... là những điểm nhấn trên bức tranh thị trường năng lượng toàn cầu tuần qua.
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/9 - 10/9

1. Mỹ đang hy vọng có thể lôi kéo Trung Quốc và Ấn Độ tham gia kế hoạch giới hạn giá của G7 đối với dầu Nga bằng cách đưa ra triển vọng giảm giá thậm chí còn lớn hơn đối với hàng hóa thô.

G7 đã đồng ý vào thứ sáu tuần trước để hoàn thiện và thực hiện giới hạn giá đối với dầu của Nga trước ngày 5/12, vốn sẽ có hiệu lực trong ba tháng nhằm nỗ lực giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga.

2. Theo Financial Times, một dự thảo đề xuất của Brussels có thể can thiệp vào cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng bằng cách đặt trần giá điện do các nhà sản xuất điện không sử dụng khí đốt tự nhiên.

Ủy ban châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên giới hạn giá điện thông qua các trang trại gió, lò phản ứng hạt nhân và nhà máy than, tất cả đều tạo ra điện không có khí thiên nhiên, ở mức giới hạn 200 euro MWh.

3. Nguồn cung LNG trên toàn cầu có thể "thực sự rất khan hiếm trong mùa đông này", phó chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu của Cheniere Energy nói với Reuters.

Cheniere, nhà xuất khẩu LNG lớn nhất nước Mỹ tin rằng, với mức giá hiện tại, LNG sẽ tiếp tục đến châu Âu, nơi đã mua 70% tổng sản lượng của Cheniere cho đến thời điểm này của năm 2022.

4. ExxonMobil và Shell đang tìm cách bán liên doanh khai thác khí đốt tự nhiên NAM của họ ở Hà Lan với giá trị lên tới 1,5 tỷ USD, Reuters đưa tin hôm 6/9.

Shell và Esso thành lập liên doanh NAM vào những năm 1950 và bắt đầu khai thác khí đốt từ mỏ Groningen khổng lồ ở Hà Lan vào những năm 1960. NAM cung cấp 75% lượng khí đốt tự nhiên mà các hộ gia đình và doanh nghiệp Hà Lan cần.

5. Nhà nhập khẩu khí đốt Uniper của Đức đã nói rằng nước này không loại trừ việc thực hiện phân phối khí đốt vào một thời điểm nào đó sau quyết định của Nga về việc ngừng vô thời hạn các dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream-1.

Uniper cũng đang xem xét hành động pháp lý chống lại Gazprom để bồi thường cho các cổ đông do giá trị thị trường của công ty giảm 90% sau khi nguồn cung khí đốt của Nga giảm mạnh kể từ tháng 6.

Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/8 - 3/9 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/8 - 3/9
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 22/8 - 27/8 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 22/8 - 27/8

Bình An