Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 7/6 - 12/6

15:00 | 12/06/2021

|
(PetroTimes) - Exxon có thêm một phát hiện mới trong khối Stabroek ngoài khơi Guyana; Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới; Israel muốn hủy thỏa thuận đường ống với UAE... là những điểm nhấn trên bức tranh năng lượng toàn cầu tuần qua.
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 31/5 - 5/6 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 31/5 - 5/6
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 24/5 - 29/5 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 24/5 - 29/5
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 17/5 - 22/5 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 17/5 - 22/5
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 7/6 - 12/6

1. Exxon có thêm một phát hiện mới trong một chuỗi dài các khám phá ngoài khơi Guyana trong khối Stabroek.

Khám phá mới tại giếng Longtail-3, tiếp sau một khám phá khác gần đây, từ tháng 4, tại giếng Uaru-2, sau đó là phát hiện vào tháng 1 tại giếng Uaru-1, củng cố địa vị của Guyana như một trong những điểm nóng lớn nhất trong thăm dò dầu khí.

Trữ lượng của khối Stabroek được ước tính vào khoảng 9 tỷ thùng dầu tương đương sau một loạt các khám phá.

2. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới, ICIS Edge, một dịch vụ của nhà cung cấp thông tin thị trường ICIS mới đây cho biết.

Trung Quốc đang bắt kịp Nhật Bản về nhập khẩu LNG: Nhật Bản đã nhập khẩu 76,32 triệu tấn LNG từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc đạt 76,27 triệu tấn trong cùng thời kỳ.

3. Các nhà sản xuất cát dầu lớn nhất ở Canada ngày 9/6 đã công bố sáng kiến ​​hợp tác nhằm đạt được mức phát thải ròng bằng không từ các hoạt động khai thác vào năm 2050.

Sáng kiến ​​"Oil Sands Pathways to Net Zero" có sự tham gia của các công ty Canada Natural Resources, Cenovus Energy, Imperial, MEG Energy và Suncor Energy.

Các công ty này sẽ làm việc với chính phủ liên bang và Alberta để tìm cách giảm lượng khí thải từ sản xuất cát dầu, một trong những phương pháp khai thác dầu thô sử dụng nhiều carbon nhất.

4. Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Israel Gila Gamliel đang tìm cách hủy bỏ thỏa thuận đường ống dẫn dầu gần đây giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vì những lo ngại về an ninh và môi trường, tờ Haaretz của Israel đưa tin.

Tháng 10 năm ngoái, Israel và UAE đã ký một thỏa thuận sơ bộ, cho phép dầu thô từ nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC có thể được vận chuyển đến các thị trường châu Âu thông qua một đường ống dẫn dầu ở Israel nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải.

5. Khoảng 6 triệu thùng dầu thô các loại chủ chốt của Biển Bắc đã được lưu trữ trên các tàu chở dầu ngoài khơi châu Âu trong khoảng 3 tuần. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu hơn ở khu vực nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới châu Á.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, 5 tàu chở dầu với 6 triệu thùng dầu thô ở Biển Bắc đang ở ngoài khơi châu Âu, trong đó có 2 tàu siêu chở dầu được điều hành bởi nhà kinh doanh dầu thô độc lập lớn nhất thế giới, Vitol Group.

6. FBI đã thu giữ 2,3 triệu USD trong số 4,4 triệu USD trả cho những kẻ tấn công ransomware hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu Colonial Pipeline.

Colonial Pipeline được cho là đã trả cho nhóm DarkSide 4,4 triệu USD dưới dạng bitcoin để nhanh chóng khôi phục dòng chảy của xăng dầu. Tuy nhiên, công cụ giải mã mà Colonial mua từ tin tặc không hoạt động bình thường, khiến nhà điều hành này phải xây dựng lại mạng của mình thông qua các phương tiện khác.

7. Ukraine đã đề nghị với Mỹ và Đức cho phép họ tham gia vào các cuộc thảo luận về dự án đường ống dẫn khí Nord Stream–2.

Đại sứ Ukraine tại Đức Andriy Melnyk cho rằng việc xây dựng và vận hành đường ống Nord Stream-2 trong tương lai sẽ ảnh hướng lớn đến nền kinh tế và an ninh Ukraine. Vì vậy, Ukraine mong muốn các nước tham gia đàm phán về dự án cho nước này cùng ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ, Đức.

Bình An