Những dự báo rất khác biệt về giá dầu Brent năm 2024
![]() |
Hình minh họa |
Nghịch lý thay, OPEC dự kiến nhu cầu dầu sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2024, tăng 2,2 triệu thùng mỗi ngày (mbd) vào năm tới để ổn định ở mức 104,4 mbd, điều nay cũng đồng nghĩa thị trường sẽ bị thâm hụt vào năm 2024. Một tầm nhìn hoàn toàn trái ngược với văn bản được thông qua tại COP28, mở đường cho việc từ bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả dầu mỏ. Văn bản này dự đoán mức tiêu thụ sẽ ổn định trong ít nhất 10 năm nữa vì theo dự báo dài hạn của họ, thế giới có thể tiêu thụ khoảng 110 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2028.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lại mô tả một tình huống hoàn toàn khác trong dự báo của mình. Trong báo cáo cuối cùng của năm, cơ quan này dự kiến nhu cầu tiêu thụ sẽ đạt 1,1 triệu thùng/ngày vào năm tới để đạt tổng cộng 102,8 triệu thùng/ngày. IEA đang mong đợi một thị trường thặng dư, nghĩa là cung vượt quá cầu. Bất chấp việc cắt giảm của OPEC+,họ mong rằng các nước sản xuất khác vẫn sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng (Mỹ, Iran, Brazil, v.v.), đồng thời, nhu cầu sẽ phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô xấu đi. Hiện tại, thị trường tin tưởng hơn vào mô hình của IEA vì cơ cấu giá hợp đồng tương lai đã chuyển sang contango (hay còn gọi là Bù hoãn mua. Đây là tình huống trong đó giá tương lai của một hàng hóa cao hơn giá giao ngay được dự kiến trong tương lai cho hàng hóa đó). Nói cách khác, giá giao ngay thấp hơn giá tương lai, một cấu trúc phản ánh thị trường được cung cấp đầy đủ và không có nguy cơ thiếu hụt.
Trong mọi trường hợp, những dự báo này sẽ được so sánh với diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô, dấu hiệu duy nhất cho thấy diễn biến của nhu cầu. Đặc biệt, cần phải theo dõi số liệu thống kê kinh tế của Trung Quốc, vì chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng về nhu cầu.
![]() |
![]() |
![]() |
Anh Thư
AFP